Cờ hiệu hải quan có hình chữ nhật đúng không? Cờ hiệu hải quan được trang bị trên các phương tiện nào?
Cờ hiệu hải quan được trang bị trên các phương tiện nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng cờ hiệu hải quan như sau:
Quy định về quản lý, sử dụng
1. Cờ truyền thống của hải quan được dùng trong các cuộc mít tinh kỷ niệm những ngày lễ, ngày truyền thống, trưng bày trong nhà truyền thống và các hoạt động trọng thể khác của ngành hải quan.
2. Cờ hiệu hải quan, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa được gắn, trang bị trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan bao gồm tàu thuyền, ca nô, xuồng máy, ô tô, xe mô tô 02 bánh và các phương tiện chuyên dùng khác khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Biểu tượng hải quan được dùng để in, gắn lên cờ truyền thống, cờ hiệu, giấy tờ, biểu mẫu, phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan, vật lưu niệm, trụ sở và các biểu trưng khác của hải quan.
Biểu tượng hải quan rút gọn được gắn trên hải quan hiệu, cấp hiệu hải quan và một số loại trang phục hải quan để phân biệt lực lượng hải quan với các lực lượng chức năng khác.
4. Hải quan hiệu được gắn trên mũ kêpi, mũ mềm, mũ bông hải quan.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ công chức, viên chức phải mang phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan đúng quy định. Các trường hợp làm nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án được mặc thường phục theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Thời gian và loại trang phục được sử dụng của các đơn vị thuộc ngành hải quan thực hiện thống nhất theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
6. Cờ truyền thống, cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan được cấp phát, quản lý, sử dụng đúng mục đích, quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc phân cấp quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ cấp phát, sử dụng trang phục hải quan.
7. Các đơn vị, cá nhân trong ngành hải quan chỉ được sử dụng cờ truyền thống, cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan khi thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, cờ hiệu hải quan được trang bị trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan bao gồm tàu thuyền, ca nô, xuồng máy, ô tô, xe mô tô 02 bánh và các phương tiện chuyên dùng khác khi thực hiện nhiệm vụ.
Cờ hiệu hải quan có hình chữ nhật đúng không?
Theo Điều 5 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định cờ hiệu hải quan như sau:
Cờ hiệu hải quan
Cờ hiệu hải quan có hình tam giác cân, vải màu xanh da trời, cạnh đáy bằng 2/3 chiều cao, ở giữa có hình biểu tượng hải quan.
1. Cờ treo trên tàu thuyền có động cơ với tổng công suất từ 2000 HP trở lên có cạnh đáy 0,60 m và chiều cao 0,90 m.
2. Cờ treo trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan khác có cạnh đáy 0,30 m và chiều cao 0,45 m.
Như vậy, theo quy định thì cờ hiệu hải quan có hình tam giác cân, vải màu xanh da trời, cạnh đáy bằng 2/3 chiều cao, ở giữa có hình biểu tượng hải quan.
- Cờ treo trên tàu thuyền có động cơ với tổng công suất từ 2000 HP trở lên có cạnh đáy 0,60 m và chiều cao 0,90 m.
- Cờ treo trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan khác có cạnh đáy 0,30 m và chiều cao 0,45 m.
Cờ hiệu hải quan có hình chữ nhật đúng không? Cờ hiệu hải quan được trang bị trên các phương tiện nào? (Hình từ Internet)
Trên xe ô tô kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan thì cờ hiệu hải quan được cắm ở đâu?
Theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định cờ hiệu hải quan như sau:
Dấu hiệu đặc trưng phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan
...
3. Quy cách đặt biển số tàu thuyền, ca nô, xuồng máy
Biển số cho tàu thuyền, ca nô, xuồng máy của lực lượng hải quan sẽ được đặt theo quy cách như sau: HQ “chỉ số đơn vị” “chỉ số chủng loại” “chỉ số phương tiện”, trong đó:
a) FIQ: Là nhóm chữ cái chỉ tàu thuyền, ca nô, xuồng máy thuộc ngành hải quan.
b) Chỉ số đơn vị: Gồm 02 chữ số được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Trường hợp có đơn vị cấp Cục Hải quan thành lập mới thì chỉ số đơn vị sẽ lấy từ số “37” trở đi. Trường hợp các Cục Hải quan được sáp nhập sẽ lấy chỉ số thấp nhất của đơn vị bị sáp nhập.
c) Chỉ số chủng loại: Gồm 02 chữ số, trong đó: “91” là phương tiện vận tải, tuần tra, “99” là phương tiện chở dầu, “01” là xuồng máy, ca nô trang bị độc lập (không theo tàu). Xuồng máy, ca nô trang bị theo tàu thì lấy biển số của tàu.
d) Chỉ số phương tiện: Gồm 02 chữ số, từ 01 - 99 chỉ số thứ tự phương tiện trang bị cho một đơn vị hải quan. Trường hợp chỉ số phương tiện của một đầu mối lớn hơn 99 thì cấp sang chỉ số chủng loại số 92, 93 và chỉ số phương tiện xác định từ 01 - 99.
4. Tàu thuyền, ca nô, xuồng máy phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát hải quan được đăng kiểm, đăng ký quản lý theo hệ thống đăng ký tàu thuyền của Bộ Quốc phòng.
5. Xe ô tô kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan hai bên cửa xe có in dòng chữ “CUSTOMS” có phản quang theo quy cách như sau: Chữ in hoa, in đứng, cỡ chữ tùy thuộc vào từng loại xe; trước xe (nắp capo) và trước dòng chữ “CUSTOMS” có gắn biểu tượng hải quan. Nóc xe có gắn loa, đèn hiệu màu vàng; cờ hiệu hải quan cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
Ô tô tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan được đăng ký, kiểm định an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định trên xe ô tô kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan thì cờ hiệu hải quan cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.