Có giữ thẻ căn cước của người đang bị tạm giam không? Nếu có thì ai là người giữ? Được sử dụng thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ không?

Có giữ thẻ căn cước của người đang bị tạm giam hay không? Nếu có thì ai là người giữ thẻ căn cước? Được sử dụng thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ hay không? Trình tự, thủ tục giữ thẻ căn cước và trả lại thẻ căn cước được thực hiện như thế nào?

Có giữ thẻ căn cước của người đang bị tạm giam không? Được sử dụng thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ không?

Trường hợp giữ thẻ căn cước được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023, cụ thể như sau:

Thu hồi, giữ thẻ căn cước
1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;
c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
...

Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì người đang bị tạm giam bị giữ thẻ căn cước.

Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật Căn cước 2023 thì người bị giữ thẻ căn cước được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giam.

Tiếp đó, theo khoản 3 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:

Thu hồi, giữ thẻ căn cước
...
3. Trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
...

Như vậy, trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị tạm giam sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.

Có giữ thẻ căn cước của người đang bị tạm giam không? Nếu có thì ai là người giữ? Được sử dụng thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ không?

Có giữ thẻ căn cước của người đang bị tạm giam không? Được sử dụng thẻ căn cước trong thời gian bị tạm giữ không? (hình từ internet)

Ai là người giữ thẻ căn cước của người bị tạm giam?

Thẩm quyền giữ thẻ căn cước được quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Căn cước 2023 như sau:

Thu hồi, giữ thẻ căn cước
...
5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước;
c) Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
...

Như vậy, cơ quan thi hành quyết định tạm giam thực hiện giữ thẻ căn cước của người bị tạm giam.

Trình tự, thủ tục giữ thẻ căn cước và trả lại thẻ căn cước được thực hiện như thế nào?

Trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Giữ thẻ căn cước và trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước
...
2. Người được giao nhiệm vụ quản lý thẻ căn cước bị giữ có trách nhiệm bảo quản thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ.
3. Trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước
a) Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước khi giữ, trả lại thẻ căn cước phải lập sổ sách theo dõi về việc giữ, trả lại thẻ căn cước và có chữ ký xác nhận của người giữ và người bị giữ thẻ;
b) Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước có trách nhiệm thông báo việc giữ, trả lại thẻ căn cước cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để thực hiện việc khóa, mở khóa căn cước điện tử theo quy định.

Như vậy, trình tự, thủ tục giữ thẻ căn cước và trả lại thẻ căn cước được thực hiện như sau:

- Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước khi giữ, trả lại thẻ căn cước phải lập sổ sách theo dõi về việc giữ, trả lại thẻ căn cước và có chữ ký xác nhận của người giữ và người bị giữ thẻ;

- Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước có trách nhiệm thông báo việc giữ, trả lại thẻ căn cước cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để thực hiện việc khóa, mở khóa căn cước điện tử theo quy định.

Lưu ý: Người được giao nhiệm vụ quản lý thẻ căn cước bị giữ có trách nhiệm bảo quản thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ căn cước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào