CO form VC có hiệu lực bao lâu? Được miễn nộp CO form VC trong trường hợp nào? Danh mục các tổ chức cấp CO?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form VC có hiệu lực trong thời gian bao lâu? Được miễn nộp CO form VC trong trường hợp nào? Danh mục các tổ chức có thẩm quyền cấp CO form VC tại Việt Nam hiện nay?

CO form VC có hiệu lực bao lâu?

Hiệu lực của CO form VC được quy định tại Điều 9 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT như sau:

Hiệu lực của C/O
C/O có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp C/O.

Theo đó, CO form VC (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu VC) có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp.

Một vài lưu ý về CO form VC theo Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê:

- CO form VC phải làm trên giấy màu trắng, bằng tiếng Anh.

- Đối với Chi Lê, một bộ CO form VC bao gồm một bản gốc. Đối với Việt Nam, bao gồm một bản gốc và hai bản sao các-bon.

- Mỗi CO form VC mang một số tham chiếu riêng của Tổ chức cấp C/O.

- Chữ ký của người có thẩm quyền trên CO form VC phải được ký bằng tay.

- Con dấu của Tổ chức cấp C/O trên CO form VC có thể đóng bằng tay hoặc in điện tử.

- Để kiểm tra CO form VC, các Nước thành viên sẽ đăng lên mạng Internet một số thông tin cơ bản của C/O do Nước thành viên xuất khẩu cấp như số tham chiếu, mã HS, mô tả hàng hóa, ngày cấp, số lượng và tên người xuất khẩu.

- Bản gốc của CO form VC do Người xuất khẩu gửi cho Người nhập khẩu để nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp của Việt Nam, người xuất khẩu và Tổ chức cấp C/O phải lưu các bản sao CO form VC.

TẢI VỀ Mẫu CO form VC của Việt Nam.

CO form VC có hiệu lực bao lâu? Được miễn nộp CO form VC trong trường hợp nào? Danh mục các tổ chức cấp CO?

CO form VC có hiệu lực bao lâu? (Hình từ Internet)

Được miễn nộp CO form VC trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 10 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT có quy định về việc miễn nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O như sau:

Miễn nộp C/O
1. Hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá hai trăm (200) đô la Mỹ được miễn nộp C/O (Mẫu VC).
2. Việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu mà cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu không yêu cầu phải xuất trình C/O sẽ được thực hiện với điều kiện việc nhập khẩu này không tạo thành một phần của một hoặc nhiều lô hàng nhập khẩu nhằm tránh các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của phụ lục này.

Như vậy, theo quy định trên thì được miễn nộp CO form VC trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá hai trăm (200) đô la Mỹ.

Lưu ý: Việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu mà cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu không yêu cầu phải xuất trình C/O sẽ được thực hiện với điều kiện việc nhập khẩu này không tạo thành một phần của một hoặc nhiều lô hàng nhập khẩu nhằm tránh các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của phụ lục này.

Danh mục các tổ chức có thẩm quyền cấp CO form VC tại Việt Nam?

Danh mục các tổ chức có thẩm quyền cấp CO form VC tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT:

STT

Tên đơn vị

Mã số

1

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội

01

2

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh

02

3

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng

03

4

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai

04

5

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng

05

6

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương

06

7

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu

07

8

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn

08

9

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh

09

10

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai

71

11

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình

72

12

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa

73

13

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An

74

14

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang

75

15

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ

76

16

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương

77

17

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên

78

18

Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa

80

Và theo Điều 21 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT thì các Tổ chức cấp C/O nêu trên có nghĩa vụ phải tiến hành việc kiểm tra thích hợp sau khi nhận được Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu VC) để đảm bảo:

- Đơn đề nghị cấp C/O và C/O (Mẫu VC) phải được khai theo mẫu quy định và được người xuất khẩu ký;

- Xuất xứ hàng hóa phù hợp với các quy định của Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê;

- Các lời khai khác trên C/O (Mẫu VC) phù hợp với chứng từ chứng minh được nộp;

- C/O (Mẫu VC) được Tổ chức cấp C/O ký;

- Mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa, nhãn hiệu và số kiện hàng, số lượng và loại kiện hàng, như quy định, phù hợp với sản phẩm xuất khẩu; và

- Nhiều mặt hàng khác nhau được phép kê khai trên cùng một C/O (Mẫu VC) với điều kiện mỗi mặt hàng thỏa mãn tiêu chí xuất xứ tương ứng riêng của mặt hàng đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

659 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào