CO form CPTPP là gì? Mẫu CO form CPTPP của Việt Nam? Hướng dẫn kê khai CO form CPTPP của Việt Nam?
CO form CPTPP là gì? Mẫu CO form CPTPP của Việt Nam?
CO form CPTPP (Giấy chứng nhận xuất xứ form CPTPP) hay CO mẫu CPTPP là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP.
Mẫu CO form CPTPP - (Giấy chứng nhận xuất xứ form CPTPP) CO mẫu CPTPP của Việt Nam là mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BCT:
Tải về Mẫu CO form CPTPP của Việt Nam
CO form CPTPP là gì? Mẫu CO form CPTPP của Việt Nam? Hướng dẫn kê khai CO form CPTPP của Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn kê khai CO form CPTPP của Việt Nam?
Hướng dẫn kê khai CO form CPTPP của Việt Nam được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BCT:
CO form CPTPP của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy.
Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).
Nội dung kê khai CO cụ thể như sau:
1. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định CPTPP, gồm 02 ký tự như sau:
AU: Ô-xtơ-rây-li-a | MY: Ma-lai-xi-a |
BN: Bru-nây | MX: Mê-hi-cô |
CA: Ca-na-đa | NZ: Niu Di-lân |
CL: Chi-lê | PE: Pê-ru |
JP: Nhật Bản | SG: Xinh-ga-po |
c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự cuối cùng của năm cấp. Ví dụ: cấp năm 2021 sẽ ghi là “21”;
d) Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BCT. Danh mục này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn khi có sự thay đổi;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: “VN-CA 19/02/00006”.
2. Ô số 1: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ (bao gồm quốc gia) của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP (“Viet Nam”).
3. Ô số 2: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ của nhà nhập khẩu (nếu có thông tin về nhà nhập khẩu). Địa chỉ của nhà nhập khẩu phải thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP.
4. Ô số 3: tùy chọn kê khai ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc, dỡ hàng.
5. Ô số 4: Cơ quan, tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu (√) vào ô tương ứng đối với các trường hợp:
a) “Non-Party Invoicing” khi áp dụng hóa đơn thương mại của nước không phải thành viên Hiệp định;
b) “Certified True Copy” khi cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12.
6. Ô số 5: tên nhà sản xuất, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ, địa chỉ (bao gồm tên nước). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa tại một Nước thành viên.
Trường hợp hàng hóa do nhiều nhà sản xuất cung cấp, ghi “Various” hoặc cung cấp danh sách các nhà sản xuất đính kèm.
Trường hợp muốn giữ bí mật thông tin của nhà sản xuất, ghi “Available upon request by the importing authorities”. Nhà xuất khẩu hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O phải cung cấp thông tin của nhà sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu yêu cầu.
7. Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
8. Ô số 7: ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của nước thành viên nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng hóa (nếu có).
...
Tải về bản full Hướng dẫn kê khai CO form CPTPP của Việt Nam
Tổng hợp danh mục các cơ quan, tổ chức cấp CO form CPTPP của Việt Nam?
Tổng hợp danh mục các cơ quan, tổ chức cấp CO form CPTPP của Việt Nam được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BCT, cụ thể như sau:
STT | Tên cơ quan, tổ chức cấp C/O | Mã số |
1 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 01 |
2 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh | 02 |
3 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 03 |
4 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 04 |
5 | Sở Công Thương Hải Phòng | 05 |
6 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 06 |
7 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 07 |
8 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn | 08 |
9 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh | 09 |
10 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai | 71 |
11 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình | 72 |
12 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hoá | 73 |
13 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An | 74 |
14 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang | 75 |
15 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 76 |
16 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương | 77 |
17 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên | 78 |
18 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hoà | 80 |
19 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh | 85 |
20 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình | 86 |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.