Có được xem là tập trung kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của công ty Việt Nam bán cổ phần cho 1 công ty nước ngoài khác không?

Có được xem là tập trung kinh tế trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài (công ty A) là cổ đông lớn của công ty Việt Nam bán cổ phần cho 1 công ty nước ngoài khác (công ty B) thì có phải tuân thủ quy định về tập trung kinh tế của Việt Nam hay không? Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm những gì? Tư vấn giúp anh nhé! Đây là câu hỏi của anh A.K đến từ Trà Vinh.

Có được xem là tập trung kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của công ty Việt Nam bán cổ phần cho 1 công ty nước ngoài khác không?

Có được xem là tập trung kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn của công ty Việt Nam bán cổ phần cho 1 công ty nước ngoài khác không, thì căn cứ Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

Các hình thức tập trung kinh tế
1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Theo đó, công ty nước ngoài B mua lại cổ phần của công ty A, mà công ty A là cổ đông lớn của công ty Việt Nam, nếu việc công ty B mua lại cổ phần của công ty A này đủ để kiểm soát, chi phối công ty Việt Nam hoặc một ngành, nghề của công ty Việt Nam thì đây có thể xem là đang gián tiếp mua lại công ty Việt Nam.

Nếu Công y B đang gián tiếp mua lại công ty Việt Nam thì đây là một hình thức tập trung kinh tế và phải tuân thủ quy định về tập trung kinh tế của Việt Nam.

tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế như thế nào bị cấm?

Tập trung kinh tế bị cấm được quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

Tập trung kinh tế bị cấm
Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm những gì?

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

- Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

- Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

- Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

- Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

- Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

- Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

- Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

- Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,228 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào