Có được vay bằng ngoại tệ khi công ty bán hàng cho doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất có nhu cầu vay vốn không?
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được cho vay bằng ngoại tệ không?
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được cho vay bằng ngoại tệ không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2015/TT-NHNN như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối và thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng.
2. Khách hàng là người cư trú vay vốn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng là một trong các tổ chức tín dụng, nếu được phép hoạt động ngoại hối thì được cho vay bằng ngoại tệ.
Công ty bán hàng cho doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất nếu có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ thì có được không? (Hình từ Internet)
Khách hàng vay bằng ngoại tệ thì có được trả bằng Đồng Việt Nam không?
Khách hàng vay bằng ngoại tệ thì có được trả bằng Đồng Việt Nam không, thì theo quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN như sau:
Đồng tiền trả nợ
1. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ mà tại thời điểm trước khi ký kết hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định khách hàng vay có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay:
a) Khách hàng vay bằng loại ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng loại ngoại tệ khác được thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan;
...
Theo quy định trên thì khách hàng vay bằng ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó.
Do đó khách hang vay bằng ngoại tệ thì không được trả bằng Đồng Việt Nam.
Có được vay bằng ngoại tệ khi công ty bán hàng cho doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất có nhu cầu vay vốn không?
Công ty bán hàng cho doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất nếu có nhu cầu vay bằng ngoại tệ thì có được không, thì theo quy định tại điểm b, đ khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN như sau:
Các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn như sau:
...
b) Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
...
đ) Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ;
...
Theo quy định trên thì điều kiện để được cho vay vốn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua "cửa khẩu biên giới Việt Nam".
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 11 Nghị định 112/2014/NĐ-CP thì:
Khu vực cửa khẩu
…
4. Khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại.
...
đ) Khu phi thuế quan (nếu có);
…
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
2. Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
...
4. Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu.
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về khu phi thuế quan như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
.....
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
...
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
...
Theo những quy định trên thì khu phi thuế quan, khu chế xuất thì đây là khu vực cửa khẩu chứ không phải là "cửa khẩu biên giới", chính vì thế công ty trong trường hợp này không được vay vốn bằng ngoại tệ, vì chưa đáp ứng được điều kiện ạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.