Có được tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở ngoài các đơn vị Quân đội nhân dân không?

Có được tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở ngoài các đơn vị Quân đội nhân dân không? Nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trong đơn vị Quân đội nhân dân như thế nào? - Câu hỏi của anh Kiên Trần đến từ Bình Phước

Có được tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở ngoài các đơn vị Quân đội nhân dân không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định như sau:

Yêu cầu của việc tiến hành trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; chỉ tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày truyền thống, gặp mặt truyền thống, lễ ra quân huấn luyện, phát động thi đua, các hội nghị sơ kết, tổng kết hoặc các lễ, hội nghị khác (trừ trường hợp trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất, khen thưởng thành tích kháng chiến, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động).
2. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.
3. Đại diện lãnh đạo tập thể được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua của tập thể. Cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
4. Trao tặng hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua theo thứ tự từ cao đến thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
5. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, người không có trách nhiệm không tặng hoa, không quay phim, chụp ảnh trên lễ đài.
6. Việc mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, đơn vị phải có tờ trình báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Từ quy định nêu trên thì các đơn vị Quân đội nhân dân không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; chỉ tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày truyền thống, gặp mặt truyền thống, lễ ra quân huấn luyện, phát động thi đua, các hội nghị sơ kết, tổng kết hoặc các lễ, hội nghị khác.

Trừ trường hợp trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất, khen thưởng thành tích kháng chiến, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.

Như vậy, nếu đơn vị Quân đội đạt được thành tích xuất sắc đột xuất, khen thưởng thành tích kháng chiến, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thì sẽ được tổ chức lễ trao tặng danh hiệu.

Có được tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân không trong các đơn vị Quân đội nhân dân không?

Có được tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân không trong các đơn vị Quân đội nhân dân không? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với tổ chức được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Mục III Quyết định 38/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với tổ chức như sau:

III. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
...
2. Tiêu chuẩn đối với tập thể:
a) Dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng (đối với quân đội) hoặc phong trào thi đua thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy, phong trào vì an ninh Tổ quốc (đối với Công an nhân dân), có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành.
b) Đi đầu trong việc đổi mới kỹ thuật, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chiến đấu, huấn luyện và công tác.
Đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy và lề lối làm việc.
c) Đi đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sĩ.
d) Đi đầu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Gương mẫu chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ của quân đội và công an.
Nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác giúp đỡ và đoàn kết quân dân.
Quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản.
Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ.
Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, tổ chức chính quyền đoàn thể vững mạnh toàn diện.
Tham gia tích cực các phong trào ở địa phương nơi đóng quân, được chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương tin yêu.

Như vậy, tổ chức đạt được danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kể trên.

Theo quy định tại Quyết định 38/1999/QĐ-TTg thì trách nhiệm thực hiện được giao cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước hướng dẫn quy trình và thủ tục xét chọn danh hiệu Anh hùng Lao động và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới.

Nghi thức công bố, lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trong đơn vị Quân đội nhân dân như thế nào?

Căn cứ vào Điều 26 Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định về nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua anh có thể tham khảo như sau:

(1) Công bố quyết định khen thưởng:

a) Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố toàn văn quyết định khen thưởng;

b) Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước: Trước khi công bố, người công bố mời Tổ Quân kỳ (nếu có) và đại diện tập thể hoặc cá nhân được khen thưởng lên vị trí nghe công bố quyết định khen thưởng;

c) Quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ và các cấp khác: Sau khi công bố, người công bố mời đại diện tập thể hoặc cá nhân có tên trong quyết định khen thưởng lên vị trí nhận thưởng.

(2) Trao hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:

a) Người trao là đại diện các lãnh đạo, chỉ huy tham dự buổi lễ;

b) Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);

c) Đối với đơn vị có Quân kỳ: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Quân kỳ. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Quân kỳ được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

Đối với tập thể không có Quân kỳ: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) ở góc trên, bên trái của Bằng nhìn từ ngoài vào;

d) Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên ngực áo bên trái người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

đ) Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng.

(3) Đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:

a) Vị trí nhận thưởng:

- Tổ chức ngoài trời: Chính giữa phía trước đội hình đơn vị, hướng lên lễ đài;

- Tổ chức trong hội trường: Chính giữa sân khấu, hướng về phía đại biểu.

b) Đội hình nhận thưởng: Nếu có nhiều tập thể, cá nhân cùng nhận thì đứng nghiêm, thành đội hình hàng ngang tại vị trí nhận thưởng;

c) Đón nhận các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng lên vị trí nhận thưởng đứng nghiêm để nghe công bố quyết định và đón nhận khen thưởng;

Trường hợp có gắn Huân chương, Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu lên Quân kỳ: Tổ Quân kỳ và người chỉ huy, chính ủy hoặc chính trị viên (nếu không có chính ủy, chính trị viên thì một đồng chí cấp phó là bí thư hoặc phó bí thư cấp ủy) lên vị trí nhận thưởng nghe công bố quyết định và đón nhận khen thưởng;

d) Đón nhận các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua do Thủ tướng Chính phủ và các cấp khác ký quyết định: Sau khi nghe công bố quyết định, người đón nhận được mời lên vị trí để đón nhận khen thưởng;

đ) Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể hoặc cá nhân được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.

(4) Bộ Tổng Tham mưu quy định cụ thể động tác trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; động tác của người phục vụ nghi thức trao.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,724 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào