Có được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước đối với Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 không?
- Có được tổ chức Lễ tang cấp nhà nước đối với Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 không?
- Đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước đối với Thượng tướng hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được thực hiện như thế nào?
- Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu trong Lễ tang cấp cấp Nhà nước đối với Thượng tướng hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được quy định như thế nào?
Có được tổ chức Lễ tang cấp nhà nước đối với Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chức danh, cấp hàm được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước
Cán bộ Quân đội đương chức hoặc thôi giữ chức thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước, gồm:
1. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
2. Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội;
3. Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945.
Như vậy, được tổ chức Lễ tang cấp nhà nước đối với Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945.
Lễ tang cấp Nhà nước (Hình từ Internet)
Đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước đối với Thượng tướng hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về người từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin, đăng bài viết về người từ trần.
2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin buồn; tiểu sử và ảnh người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình Lễ viếng, Lễ truy điệu.
Theo đó, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước đối với Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được thực hiện như sau:
- Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin buồn; tiểu sử và ảnh người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
- Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình Lễ viếng, Lễ truy điệu.
Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu trong Lễ tang cấp cấp Nhà nước đối với Thượng tướng hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu
1. Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí …".
2. Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, dưới lễ đài có lư hương và gối Huân chương; hai bên bàn thờ đặt 06 (sáu) vòng hoa cố định.
3. Linh cữu phủ Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa, đầu hướng về lễ đài.
4. Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.
5. Ban Tổ chức Lễ tang phân công các cán bộ cơ quan chủ quản nơi người từ trần đã hoặc đang công tác đứng túc trực bên linh cữu khi có các đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng.
6. Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
7. Trong quá trình tiến hành lễ viếng, tại phòng lễ tang có 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa phòng lễ tang; 04 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu và đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang.
Như vậy, trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu trong Lễ tang cấp cấp Nhà nước đối với Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 được quy định như sau:
- Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí …".
- Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, dưới lễ đài có lư hương và gối Huân chương; hai bên bàn thờ đặt 06 (sáu) vòng hoa cố định.
- Linh cữu phủ Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa, đầu hướng về lễ đài.
- Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.
- Ban Tổ chức Lễ tang phân công các cán bộ cơ quan chủ quản nơi người từ trần đã hoặc đang công tác đứng túc trực bên linh cữu khi có các đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng.
- Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
- Trong quá trình tiến hành lễ viếng, tại phòng lễ tang có 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa phòng lễ tang; 04 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu và đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.