Có được thanh toán hợp đồng qua tài khoản Văn phòng đại diện không? Văn phòng đại diện có được mượn, cho thuê lại trụ sở không?
Văn phòng đại diện có được mượn, cho thuê lại trụ sở không?
Theo Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:
"Điều 28. Trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở."
Như vậy, Văn phòng đại diện không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.
Văn phòng đại diện (Hình từ Internet)
Có được thanh toán hợp đồng qua tài khoản Văn phòng đại diện không?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định nội dung hoạt động văn phòng đại diện như sau:
"Điều 30. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành."
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2014/TT-NHNN được bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 17 Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 5. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là tổ chức
Người không cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
1. Thu:
a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào;
b) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác ở trong nước;
c) Nộp lại số ngoại tệ tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhưng chi tiêu không hết tại ngân hàng được phép đã rút tiền. Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho ngân hàng được phép chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản ngoại tệ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh;
d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:
- Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép;
- Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
-Thu ngoại tệ chuyển khoản phát sinh từ các giao dịch nhận chi trả gốc và lãi tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ phù hợp với quy định pháp luật về tiền gửi có kỳ hạn."
Đối chiếu quy định trên, Văn phòng đại diện của Công ty không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Không phát sinh các nguồn thu hợp pháp từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam để chuyển vào tài khoản thanh toán của Văn phòng đại diện.
Như vậy, trường hợp của bạn thắc mắc Văn phòng đại diện của công ty sẽ không được sử dụng tài khoản thanh toán của Văn phòng để nhận tiền của các công ty Việt Nam thanh toán theo chỉ định của công ty nước ngoài.
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện được pháp luật quy định ra sao?
Theo Điều 34 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh, cụ thể như sau:
"Điều 34. Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Văn phòng đại diện, Chi nhánh được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và phù hợp với nội dung Giấy phép."
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.