Có được sử dụng lợi nhuận thu từ dự án đầu tư nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài khi chưa góp đủ vốn không?

Cho tôi hỏi, có được sử dụng lợi nhuận thu từ dự án đầu tư nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn không? Khi nào nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam? Câu hỏi của anh K (Thanh Hóa).

Có được sử dụng lợi nhuận thu từ đầu tư nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn không?

Căn cứ theo Điều 67 Luật Đầu tư 2020 có quy định về sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài như sau:

Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:
a) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
b) Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;
c) Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 của Luật này đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 61 của Luật này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định như trên, nhà đầu tư được quyền giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp nêu trên.

Trong đó, nhà đầu tư được phép sử dụng lợi nhuận thu từ dự án đầu tư nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký.

Có được sử dụng lợi nhuận thu từ dự án đầu tư nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài khi chưa góp đủ vốn không?

Có được sử dụng lợi nhuận thu từ đầu tư nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn không? (Hình từ Internet).

Khi nào nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu từ đầu tư nước ngoài về Việt Nam?

Chuyển lợi nhuận về nước được quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:

Chuyển lợi nhuận về nước
1. Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định tại Điều 67 của Luật này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định tại khoản 2 Điều này mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư nước ngoài về Việt Nam trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư nếu không giữ lại lợi nhuận.

Theo đó, trong thời hạn nêu trên mà nhà đầu tư không chuyển lợi nhuận về nước thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khi đó, thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Có được chuyển ngoại tệ, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường mà không cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?

Căn cứ theo Điều 66 Luật Đầu tư 2020 quy định về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài có quy định như sau:

Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ mà không cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
441 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào