Có được phép chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không?

Cho tôi hỏi có được chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không? Nếu được thi thực hiện chuyển nhượng dưới hình thức nào? Bên nhận chuyển nhượng có quyền và nghĩa vụ gì đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Có được chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không?

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:

Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là việc Nhà nước chuyển giao quyền khai thác trong một khoảng thời gian nhất định gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện có theo dự án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
...

Theo đó, quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có thể được chuyển nhượng có thời hạn thông qua việc chuyển giao quyền khai thác trong một khoảng thời gian nhất định của Nhà nước gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện có theo dự án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)

Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện thông qua hình thức nào?

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:

Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
3. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp để tham gia đấu giá gồm:
a) Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật chuyên ngành về đường sắt và pháp luật có liên quan;
b) Năng lực về tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện thông qua hình thức đấu giá.

Có doanh nghiệp có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

- Doanh nghiệp phải có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật chuyên ngành về đường sắt và pháp luật có liên quan;

- Doanh nghiệp phải có năng lực về tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có những quyền hạn gì?

Theo khoản 9 Điều 14 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:

Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
9. Quyền của doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Được sử dụng, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
b) Được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan;
c) Được sử dụng tài sản do doanh nghiệp đầu tư, quyền khai thác tài sản để huy động vốn theo quy định của pháp luật;
d) Được thu phí, giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;
đ) Được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm.
...

Theo đó, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có những quyền hạn như sau:

- Được sử dụng, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;

- Được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật khác có liên quan;

- Được sử dụng tài sản do doanh nghiệp đầu tư, quyền khai thác tài sản để huy động vốn theo quy định của pháp luật;

- Được thu phí, giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật và Hợp đồng ký kết;

Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải thực hiện những nghĩa vụ gì?

Theo khoản 10 Điều 14 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:

Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
10. Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia:
a) Có trách nhiệm thực hiện đầu tư dự án nhận chuyển nhượng theo quy hoạch, đúng tiến độ, chất lượng; thực hiện bảo trì đúng yêu cầu kỹ thuật và các quy định khác tại Hợp đồng đã ký kết;
b) Thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo Hợp đồng ký kết;
c) Định kỳ hoặc đột xuất thông báo với cơ quan được giao quản lý tài sản về tình trạng của tài sản, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt quốc gia thông suốt, an toàn;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm các quy định trong Hợp đồng ký kết.

Theo đó, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải thực hiện những nghĩa vụ như sau:

- Có trách nhiệm thực hiện đầu tư dự án nhận chuyển nhượng theo quy hoạch, đúng tiến độ, chất lượng; thực hiện bảo trì đúng yêu cầu kỹ thuật và các quy định khác tại Hợp đồng đã ký kết;

- Thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo Hợp đồng ký kết;

- Định kỳ hoặc đột xuất thông báo với cơ quan được giao quản lý tài sản về tình trạng của tài sản, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt quốc gia thông suốt, an toàn;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi vi phạm các quy định trong Hợp đồng ký kết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

807 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào