Có được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực đối với cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng hay không?

Cho tôi hỏi, có được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực đối với cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng hay không? Cá nhân không triển khai hoạt động điện lực trong bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực? Câu hỏi của chị V (Vĩnh Long).

Có được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực đối với cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Điện lực 2004 và điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 quy định về những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như sau:

Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
1. Các trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:
a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công thương;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;
d) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng mà không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Theo đó, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng mà không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực phải tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật này.

Có được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực đối với cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng hay không?

Có được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực đối với cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng hay không? (Hình từ Internet)

Cá nhân không triển khai hoạt động điện lực trong bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực?

Căn cứ theo Điều 37 Luật Điện lực 2004 có quy định về thu hồi giấy phép hoạt động điện lực cụ thể như sau:

Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:
1. Không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực;
2. Không bảo đảm các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của Luật này;
3. Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực;
4. Cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.

Như vậy, giấy phép hoạt động điện lực sẽ bị thu hồi trong các trường hợp nêu trên. Theo đó, cá nhân không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.

Khi thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực phải tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Điện lực 2004 và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 có quy định về thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực cụ thể như sau:

Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
3. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải phù hợp với khả năng thực hiện của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
4. Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực về phát điện, truyền tải, phân phối điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.

Do đó, Bộ Công thương có quyền thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
638 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào