Có được làm cảnh sát quản giáo trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc khi tốt nghiệp trung cấp Công an nhân dân không?

Có được làm cảnh sát quản giáo trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc khi tốt nghiệp trung cấp Công an nhân dân không? Và ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc? Đây là câu hỏi của chị Thùy Trang đến từ Lai Châu.

Có được làm cảnh sát quản giáo trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc khi tốt nghiệp trung cấp Công an nhân dân không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 31/2016/TT-BCA quy định như sau:

Tiêu chuẩn Cảnh sát quản giáo
1. Phải là người có phẩm chất chính trị tốt, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ.
2. Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các trường Cảnh sát, An ninh hoặc các ngành khác. Trường hợp tốt nghiệp các trường ngoài Công an nhân dân thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ an ninh hoặc cảnh sát.

Như vậy để trở thành cảnh sát quản giáo trại viên thì phải là người có phẩm chất chính trị tốt, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ.

Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các trường Cảnh sát, An ninh hoặc các ngành khác. Trường hợp tốt nghiệp các trường ngoài Công an nhân dân thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ an ninh hoặc cảnh sát.

Chính vì vậy khi tốt nghiệp trung cấp Công an nhân dân có thể trở thành cảnh sát quản giáo nếu đáp được các yêu cầu còn lại như quy định trên.

Cơ sở giáo dục bắt buộc

Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)

Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 31/2016/TT-BCA quy định như sau:

Bố trí Cảnh sát quản giáo
1. Mỗi cơ sở giáo dục bắt buộc được tổ chức một Đội Cảnh sát quản giáo do Đội trưởng phụ trách, trường hợp cơ sở giáo dục bắt buộc có nhiều phân khu thì mỗi phân khu thành lập một Tổ Cảnh sát quản giáo do một Phó Đội trưởng phụ trách.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục trại viên, Giám đốc quyết định bố trí cán bộ làm Cảnh sát quản giáo cho phù hợp.

Như vậy người có thẩm quyền bổ nhiệm cảnh sát quản giáo là Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc.

Khi tiếp nhận trại viên thì cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải làm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 31/2016/TT-BCA quy định như sau:

Quản lý trại viên
1. Khi tiếp nhận trại viên về tổ, đội trại viên, Cảnh sát quản giáo phải thực hiện các công việc sau:
a) Nghiên cứu hồ sơ, cho trại viên viết bản tự thuật;
b) Nắm được đặc Điểm nhận dạng, gồm khuôn mặt, dáng đi, giọng nói của trại viên;
c) Nắm được họ, tên khai sinh, tên thường gọi, bí danh của trại viên;
d) Nắm được lý lịch, hành vi vi phạm pháp luật của trại viên, gồm: quê quán, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng, các con, người thân khác, quá trình hoạt động của bản thân, nguyên nhân, hoàn cảnh, Điều kiện vi phạm;
đ) Nắm được diễn biến tư tưởng, quan Điểm, lối sống, thái độ đối với quyết định và việc chấp hành quyết định của trại viên.
2. Lập hồ sơ tóm tắt của từng trại viên, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên và thực hiện việc quản lý hồ sơ theo quy định.
3. Phối hợp với Cảnh sát bảo vệ - cơ động và các Đội nghiệp vụ khác xây dựng, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống tình huống đột xuất, bạo loạn, phá hoại cơ sở giáo dục bắt buộc, xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, trại viên khác; phòng, chống trại viên trốn hoặc có các hành vi vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc; ngăn chặn đối tượng từ bên ngoài tấn công, gây rối cơ sở giáo dục bắt buộc; bảo vệ cơ sở giáo dục bắt buộc an toàn trong mọi tình huống.
4. Phối hợp với các Đội nghiệp vụ vẽ sơ đồ, bố trí chỗ nằm cho trại viên theo yêu cầu nghiệp vụ, quy định về phân loại trại viên và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn trại viên thực hiện đúng quy định.
5. Nắm chắc diễn biến, tình hình tổ, đội trại viên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, giải quyết những dấu hiệu phức tạp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Mỗi tuần, Cảnh sát quản giáo phải dành ít nhất 04 (bốn) giờ nghiên cứu hồ sơ trại viên để phục vụ cho công tác quản lý, giáo dục trại viên.
6. Khi có thông tin của trại viên cung cấp phải ghi vào sổ công tác, báo cáo ngay cho lãnh đạo đơn vị về tình hình an ninh ở cơ sở giáo dục bắt buộc và phải giữ bí mật, chỉ cung cấp thông tin khi có yêu cầu của lãnh đạo đơn vị.

Như vậy khi tiếp nhận trại viên thì cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải làm các công việc như sau:

- Nghiên cứu hồ sơ, cho trại viên viết bản tự thuật;

- Nắm được đặc Điểm nhận dạng, gồm khuôn mặt, dáng đi, giọng nói của trại viên;

- Nắm được họ, tên khai sinh, tên thường gọi, bí danh của trại viên;

- Nắm được lý lịch, hành vi vi phạm pháp luật của trại viên theo quy định;

- Nắm được diễn biến tư tưởng, quan Điểm, lối sống, thái độ đối với quyết định và việc chấp hành quyết định của trại viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,337 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào