Có được kết nạp đảng viên đối với người xin vào Đảng khác họ với cả bố và mẹ ruột không? Cần làm gì khi khai lý lịch để được kết nạp?
Có được kết nạp đảng viên đối với người xin vào Đảng khác họ với cả bố và mẹ ruột không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
"Điều 4.
Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) :
1. Người vào Đảng phải :
- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. [...]"
Với lý lịch cá nhân như chị nêu, họ không đúng theo họ của cha (về mặt giấy tờ hiện tại), cũng không theo họ mẹ có được kết nạp Đảng hay không thì hiện tại TVPL không có thông tin quy định cụ thể vì đó là những quy định nội bộ trong các cơ quan Đảng không được phổ biến rộng rãi.
Về mặt thực tiễn Ban hỗ trợ đã gặp trường hợp như chị nêu kết quả thì cũng được kết nạp Đảng nhưng phải thực hiện giải trình, kiểm tra, xác minh khá kỹ về mặt lý lịch.
Đối với trường hợp của em chị thì nếu bố chị có giấy tờ để xác định trước đây họ của ông là họ Ma, sau đó xin đổi họ thành họ Quang thì thủ tục kiểm tra lý lịch sẽ đơn giản hơn để em gái chị được kết nạp Đảng.
Em gái chị liên hệ chi bộ Đảng nơi sinh hoạt, những người giới thiệu kết nạp Đảng để hỏi thêm thông tin kỹ hơn về vấn đề này.
Đảng viên (Hình từ Internet)
Thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4.1 đến tiểu mục 4.4 Mục 4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"4. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có:
4.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.
4.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.
4.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ
Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.
4.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú
Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.
Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. [...]"
Người theo tôn giáo có được kết nạp đảng viên không?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"6. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể
6.1. Kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo; người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài; người có quốc tịch Việt Nam nhưng gốc là người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. [...]"
Như vậy người theo tôn giáo vẫn được kết nạp để trở thành đảng viên nhưng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.