Có được kéo dây mạng internet qua bất động sản của người khác hay không? Nếu được thì phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

Gia đình tôi có nhu cầu bắt mạng internet nhưng để bắt được mạng thì phải kéo dây đi qua đất của nhà hàng xóm. Vậy cho tôi hỏi pháp luật có cho phép kéo dây cáp internet qua bất động sản của người khác hay không? Câu hỏi của anh Trung từ Phan Thiết.

Có được kéo dây mạng internet qua bất động sản của người khác hay không?

Căn cứ Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Đồng thời, căn cứ Điều 255 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác như sau:

Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác
Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, theo quy định thì chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây mạng qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý.

Tuy nhiên phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó.

Trường hợp nếu mắc đường dây mạng qua bất động sản của chủ sỡ hữu khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Có được kéo dây mạng internet qua bất động sản của người khác hay không? Nếu được thì phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

Có được kéo dây mạng internet qua bất động sản của người khác hay không? (Hình từ Internet)

Việc kéo dây mạng internet qua bất động sản của người khác phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Như vậy, theo quy định thì việc kéo dây mạng internet qua bất động sản do các bên tự thỏa thuận.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

(1) Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

(2) Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

(3) Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Cắt dây mạng internet của người khác có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, theo quy định thì hành vi cắt dây cáp internet của người khác có thể được xem là tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức.

Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi so với mức phạt của cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,747 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào