Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không?
- Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không?
- Việc giới hạn phạm vi điều tra trong công tác điều tra việc bán phá giá được thực hiện như thế nào?
- Thực hiện giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá thì biên độ bán phá giá được cơ quan điều tra áp dụng như thế nào?
Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc giới hạn phạm vị điều tra bán phá giá như sau:
Chọn mẫu điều tra
1. Trong trường hợp số lượng các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra.
...
Bên cạnh đó, tại tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP cũng quy định về việc giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá như sau:
Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
...
4. Trong trường hợp số lượng Bên bị yêu cầu quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị điều tra quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu được quy định tại Điều 36 của Nghị định này để xác định biên độ bán phá giá.
...
Từ các quy định pháp luật vừa nêu trên thì trong trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá quá lớn thì cơ quan điều tra có thể thực hiện giới hạn phạm vi điều tra của mình.
Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không? (Hình từ Internet)
Việc giới hạn phạm vi điều tra trong công tác điều tra việc bán phá giá được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc thực hiện giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá như sau:
Chọn mẫu điều tra
...
2. Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên Cơ sở khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi Bên bị yêu cầu hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu;
b) Khi tiến hành chọn mẫu điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành tham vấn với Bên bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu có liên quan đến việc chọn mẫu và có sự đồng ý của Bên bị yêu cầu này về việc chọn mẫu.
Theo đó, việc giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên Cơ sở khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi Bên bị yêu cầu hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu.
Khi tiến hành chọn mẫu điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành tham vấn với Bên bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu có liên quan đến việc chọn mẫu và có sự đồng ý của Bên bị yêu cầu này về việc chọn mẫu.
Thực hiện giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá thì biên độ bán phá giá được cơ quan điều tra áp dụng như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biên độ bán phá giá sau khị đã hạn phạm vi điều tra như sau:
Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
...
5. Trong trường hợp Cơ quan điều tra giới hạn phạm vi điều tra theo quy định tại khoản 4 Điều này, biên độ bán phá giá được áp dụng như sau:
a) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
b) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
c) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
d) Biên độ bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.
Như vậy, trong trường hợp đối tượng điều tra bán phá gia quá lớn, buộc cơ quan điều tra phải tiến hành giới hạn phạm vi điều tra thì biên độ bán phá giá được áp dụng như sau:
- Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
- Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
- Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
- Biên độ bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.