Có được đồng thời sử dụng căn cước công dân và chứng minh nhân dân? Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như thế nào?
Trường hợp nào thì được cấp lại thẻ Căn cước công dân?
Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp công dân được cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
"Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam."
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:
"Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật."
Có được đồng thời sử dụng căn cước công dân và chứng minh nhân dân?
(Sử dụng đồng thời CMND và CCCD)
Theo quy định tại Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:
"Điều 15. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân."
Hiện nay nếu bạn làm mất giấy Chứng minh nhân dân của mình và xin cấp lại thẻ Căn cước công dân thì sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân có gắn chip. Theo quy định mới nhất về thẻ Căn cước công dân vừa nêu trên thì mọi thông tin của bạn sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu quốc gia từ ngày tháng, năm, sinh; dấu vân tay; nghề nghiệp;......và cả ngày tháng năm mà bạn báo mất Chứng minh nhân dân. Vậy nên khi đã được cấp lại thẻ Căn cước công dân thì việc bạn có tìm lại được chứng minh nhân dân đã mất thì cũng sẽ không sử dụng được nữa. Việc các giấy tờ của bạn còn thông tin của Chứng minh nhân dân cũ thì bạn có thể liên hệ có thể các bên có liên quan để thay đổi hoặc trường hợp cần việc bạn thay đổi thẻ Căn cước công dân thì có thể quét mà QR trên thẻ Căn cước, nó sẽ hiện ra thông tin số Chứng minh nhân dân cũ của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.