Có được điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không? Nếu được thì cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
- Có được điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không? Nếu được thì cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
- Gửi hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến cơ quan nào?
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như thế nào?
Có được điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không? Nếu được thì cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Về vấn đề của chị, tại Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh có nêu về hồ sơ như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, công bố cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
...
5. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu 06 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự tương ứng với quy mô hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn dự kiến điều chỉnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, khi đơn vị muốn bổ sung thêm phạm vi hoạt động chuyên môn của mình thì lập hồ sơ nêu trên để tiến hành điều chỉnh giấy phép đã được cấp.
Chị cũng lưu ý rằng cần đáp ứng điều kiện của phòng khám chuyên khoa da liễu trước khi đăng ký điều chỉnh bổ sung.
Tải về mẫu điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới nhất 2023: Tại Đây
Có được điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không? Nếu được thì cần chuẩn bị các giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Gửi hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có nêu hồ sơ điều chỉnh giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được lập thành 01 bộ và gửi tới cơ quan có thẩm quyền như sau:
- Bộ Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác;
- Sở Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền điều chỉnh bởi Bộ Y tế.
Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;
+ Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
+ Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời gian 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác; nếu điều chỉnh thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.