Có được đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã từ trần không?
- Công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
- Có được đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã từ trần không?
- Công chức đi học theo nguyện vọng cá nhân trong giờ hành chính thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
Công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về tiêu chí và tỷ lệ đánh giá xếp loại như sau:
Tiêu chí và tỷ lệ đánh giá, xếp loại
...
2. Một số quy định cụ thể:
...
2.2. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì xếp loại D; Thời hạn xếp loại D do bị xử lý kỷ luật tương đương thời hạn nâng lương bị kéo dài và được thực hiện từ quý Quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
2.3. Công chức, viên chức xếp loại A không được nghỉ quá 06 ngày làm việc, xếp loại B không được nghỉ quá 14 ngày làm việc, xếp loại C không được nghỉ quá 20 ngày làm việc (kể cả nghỉ phép) hoặc không được nghỉ quá 40 ngày làm việc (đối với các trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động) trong quý.
2.4. Viên chức trong thời gian tập sự, ký hợp đồng tạm tuyển, mới chuyển công tác từ ngoài ngành BHXH về Ngành (trừ trường hợp được tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên) thì quý đầu tiên xếp cao nhất là loại C. Trường hợp thời gian làm việc quý đầu tiên dưới 01 tháng thì thời gian làm việc đó và quý tiếp theo xếp cao nhất loại C.
...
Như vậy, theo quy định công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (D).
Thời hạn xếp loại D do bị xử lý kỷ luật tương đương thời hạn nâng lương bị kéo dài và được thực hiện từ quý Quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
Công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì được đánh giá xếp loại ở mức nào? (Hình từ Internet)
Có được đánh giá xếp loại đối với công chức làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã từ trần không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về tiêu chí và tỷ lệ đánh giá xếp loại như sau:
Tiêu chí và tỷ lệ đánh giá, xếp loại
...
2. Một số quy định cụ thể:
...
2.5. Công chức, viên chức được điều động, biệt phái hoặc chuyển công tác tới các đơn vị khác trong Ngành thì đánh giá, xếp loại theo thời gian, chất lượng làm việc thực tế tại từng đơn vị.
Công chức, viên chức nghỉ chế độ hưu trí, thôi việc, chuyển công tác ra khỏi Ngành hoặc từ trần thì quý cuối cùng được đánh giá, xếp loại theo thời gian, chất lượng làm việc thực tế.
3. Tỷ lệ xếp loại
3.1. Đối với công chức: Căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khối lượng và tiến độ công việc; kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý và kết quả lĩnh vực công tác được phân công phụ trách; năng lực quy tụ, đoàn kết nội bộ của công chức để đánh giá, xếp loại.
3.2. Đối với viên chức: Tỷ lệ xếp loại A không quá 50% số viên chức trong một đơn vị. Số viên chức để tính tỷ lệ xếp loại không bao gồm viên chức thuộc các trường hợp không xếp loại. Trường hợp tỷ lệ lẻ từ 0,5 trở lên thì làm tròn thành 1.
...
Như vậy, đối với trường hợp công chức đã từ trần thì quý cuối cùng được đánh giá xếp loại theo thời gian, chất lượng làm việc thực tế.
Công chức đi học theo nguyện vọng cá nhân trong giờ hành chính thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về đánh giá xếp loại công chức, viên chức đi học như sau:
Đánh giá xếp loại công chức, viên chức đi học
...
2. Công chức, viên chức được cử đi học (các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ,....) theo yêu cầu của cơ quan, vẫn tranh thủ ngoài giờ học để giải quyết công việc thì căn cứ vào kết quả học tập và kết quả hoàn thành công việc để đánh giá, xếp loại. Trường hợp đi học trên 30 ngày làm việc trong quý thì xếp cao nhất loại B.
3. Công chức, viên chức được cử đi học tập trung, thoát ly công việc cơ quan trên 30 ngày làm việc thì căn cứ vào kết quả học tập để đánh giá, xếp loại (cao nhất là xếp loại B).
Trường hợp khi chưa có kết quả học tập, tạm thời xếp loại B và khi có kết quả học tập sẽ điều chỉnh xếp loại.
4. Công chức, viên chức đi học theo nguyện vọng cá nhân trong giờ hành chính được Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định cho đi học thì thời gian đi học không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung; thời gian làm việc còn lại trong quý được xếp cao nhất là loại C; Công chức, viên chức đi học theo nguyện vọng cá nhân ngoài giờ hành chính thì vẫn xếp loại theo quy định chung.
5. Căn cứ kết quả học tập để xếp loại công chức, viên chức:
Kết quả học tập đạt loại giỏi thì xếp loại A hoặc B; đạt loại khá thì xếp loại B; đạt loại trung bình thì xếp loại C; kết quả học tập dưới trung bình hoặc không hoàn thành khóa học thì xếp loại D.
Như vậy, đối với trường hợp công chức đi học theo nguyện vọng cá nhân trong giờ hành chính được Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định cho đi học thì thời gian đi học không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung; thời gian làm việc còn lại trong quý được xếp cao nhất là loại hoàn thành nhiệm vụ (C).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.