Có được cùng lúc làm chủ nhiệm hai đề án khoa học và công nghệ hay không? Thời gian tối đa thực hiện đề án khoa học và công nghệ là bao lâu?
Nguyên tắc tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định ra sao?
Nguyên tắc tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ và được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, đề án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ.
Theo Điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Nguyên tắc tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Nguyên tắc chung:
a) Việc tuyển chọn, giao trực tiếp phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng; kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp được đánh giá thông qua hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập. Việc đánh giá được tiến hành bằng phương thức chấm điểm theo các nhóm tiêu chí cụ thể qua phiếu đánh giá hồ sơ nhiệm vụ;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp cần thiết, có thể lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định.
2. Nguyên tắc tuyển chọn:
a) Đáp ứng các nguyên tắc chung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện khi nhiệm vụ có nhiều tổ chức và cá nhân có khả năng tham gia thực hiện;
c) Danh mục các nhiệm vụ, điều kiện, thủ tục tham gia tuyển chọn phải được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác trong thời gian 30 ngày.
Theo đó, việc đăng ký tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
+ Việc tuyển chọn, giao trực tiếp phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng; kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp được đánh giá thông qua hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập. Việc đánh giá được tiến hành bằng phương thức chấm điểm theo các nhóm tiêu chí cụ thể qua phiếu đánh giá hồ sơ nhiệm vụ;
+ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp cần thiết, có thể lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định.
+ Thực hiện khi nhiệm vụ có nhiều tổ chức và cá nhân có khả năng tham gia thực hiện;
+ Danh mục các nhiệm vụ, điều kiện, thủ tục tham gia tuyển chọn phải được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác trong thời gian 30 ngày.
Cá nhân có được đăng ký tham gia đăng ký tuyển chọn làm chủ nhiệm cùng lúc hai đề án khoa học và công nghệ hay không?
Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
…
4. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp đang làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh khác;
b) Trong thời hạn 12 tháng, tính từ ngày nghiệm thu đối với các đề tài cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh chậm tiến độ thực hiện từ 01 tháng trở lên thì không được nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp;
c) Có nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh do bản thân cá nhân làm chủ nhiệm bị đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” sẽ không được tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian là 02 năm kể từ khi có kết luận của Hội đồng đánh giá nghiệm thu;
d) Có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh khác do bản thân cá nhân làm chủ nhiệm sẽ không được tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian 05 năm kể từ khi có Quyết định đình chỉ của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định cá nhân tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn làm chủ nhiệm đề án khoa học và công nghệ đang đồng thời làm chủ nhiệm đề án khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh khác thì không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn làm chủ nhiệm.
Thời gian thực hiện đề án khoa học và công nghệ tối đa là bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ
….
3. Yêu cầu đối với đề án khoa học:
a) Phải căn cứ vào các nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; các chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Kết quả nghiên cứu là những đề xuất hoặc dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật với đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn;
c) Thời gian thực hiện đề án không quá 24 tháng tính từ ngày ký hợp đồng khoa học và công nghệ.
Theo đó, thời gian thực hiện đề án khoa học và công nghệ không quá 24 tháng tính từ ngày ký hợp đồng khoa học và công nghệ. Ngoài ra đề án khoa học và công nghệ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải căn cứ vào các nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; các chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Kết quả nghiên cứu là những đề xuất hoặc dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật với đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.