Có được chuyển nhượng dự án bất động sản đang trong tiến độ xây dựng hay không? Quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này cụ thể ra sao?
Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
Theo quy định tại Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng nói trên cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
+ Không làm thay đổi nội dung của dự án;
+ Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
+ Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.
Chuyển nhượng dự án bất động sản
Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
Theo khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, dự án bất động sản được chuyển nhượng phải có các điều kiện sau:
+ Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
+ Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
+ Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, quy định về điều kiện của chủ đầu tư chuyển nhượng, cụ thể: Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
Theo khoản 3 Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, điều kiện của chủ đầu tư nhận chuyển nhượng cần bao gồm:
+ Là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
+ Có đủ năng lực tài chính
+ Cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.
Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
Thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
+ Đối với dự án bất động sản được chấp thuận nhà đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
+ Đối với dự án bất động sản không thuộc trường hợp trên, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện như sau:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư;
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản của mình, nếu thỏa các điều kiện của pháp luật liên quan đến dự án đã được phân tích cụ thể trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.