Có được cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế của mình để khám, chữa bệnh không? Xử phạt khi mượn thẻ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Thẻ bảo hiểm y tế của mình có được cho người khác mượn không? Em gái mượn chị gái thẻ bảo hiểm y tế để đi khám bệnh nhưng bị bệnh viện phát hiện và lập biên bản. Vậy có bị xử phạt không? Nếu có thì hình thức xử phạt cụ thể quy định như thế nào?

Thẻ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Theo Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi 2014) quy định đối với thẻ bảo hiểm y tế như sau:

- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

- Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

- Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

+ Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

+ Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

+ Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

- Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

+ Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

+ Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

- Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.

Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi, tạm giữ trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2008 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi 2014) về các trường hợp thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật."

Theo quy định trên, ta thấy thẻ bảo hiểm bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Theo đó, người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt.

Mượn thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh

Mượn thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh

Mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để đi khám bệnh bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008, người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

Vậy, hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế là trái quy định của pháp luật. Theo đó, đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế bị áp dụng hình thức xử phạt căn cứ theo quy định tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."

Như vậy, trường hợp mượn thẻ bảo hiểm y tế của chị gái để đi khám bệnh nhưng bị bệnh viện phát hiện và lập biên bản. Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện như trên là có căn cứ. Bạn và chị gái có thể sẽ phải chịu xử phạt hành chính và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục khác tùy vào hậu quả của hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế của bạn gây ra theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
14,232 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào