Có được cắt bảo hiểm xã hội ở xã sang đóng tại doanh nghiệp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã giao kết HĐLĐ với NSDLĐ khác không?
Có được cắt bảo hiểm xã hội ở xã sang đóng tại doanh nghiệp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã giao kết HĐLĐ với NSDLĐ khác không?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
[...] i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. [...]"
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách
1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Như vậy thì những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa có quy định về miễn trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (không phải là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động) khi đồng thời có giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do vậy, bạn vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với nhóm người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Nên bạn không thể cắt bảo hiểm xã hội ở xã sang đóng tại doanh nghiệp.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội."
Thẩm quyền xử phạt và mức phạt trong bảo hiểm hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 121 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 121. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.