Có được bầu làm thanh tra trong Ban thanh tra nhân dân khi vợ làm kế toán trường học nơi mình đang công tác giảng dạy không?

Trường hợp vợ làm kế toán trường học, chồng cũng giảng dạy cùng trường, được hội nghị viên chức bầu vào Ban thanh tra nhân dân. Vậy tôi làm thanh tra được không? Có vướng gì về luật không? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Có được bầu làm thanh tra trong ban thanh tra nhân dân khi vợ làm kế toán trường học nơi mình đang công tác giảng dạy không?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn."

Về trường hợp anh nêu thì xét về quy định, anh vẫn làm thanh tra nhân dân được vì anh không bị vướng điều kiện nào theo quy định ở trên.

Tuy nhiên, xét về tính minh bạch thì trường hợp này cần xem xét rất cẩn thận trước khi bầu, bởi lẽ vị trí kế toán khá nhạy cảm (ảnh hưởng đến tài chính của cơ quan), do đó bầu anh làm thanh tra có thể dẫn đến những sự "nghi ngờ" không đáng có.

Số lượng thành viên và tổ chức Ban thanh tra nhân dân là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 6. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân
1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật thanh tra.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
3. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
4. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.
Điều 7. Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.
2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn."

Như vậy Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên và có nhiệm kỳ 02 năm.

Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân (Hình từ Internet)

Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định về bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:

"Điều 8. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Căn cứ vào số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân mà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.
2. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.
4. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn."

Việc bầu thành viên của Ban thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định trên.

Ban Thanh tra nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá bao nhiêu người?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Những ai được bầu làm Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân trường học phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên? Yêu cầu về việc bỏ phiếu bầu thành viên như thế nào?
Pháp luật
Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo các mốc thời gian nào?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo hoạt động định kỳ với ai? Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của ai?
Pháp luật
Không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở những cơ quan đơn vị có bao nhiêu công chức viên chức người lao động?
Pháp luật
Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai bầu? Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là bao lâu?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Thanh tra nhân dân
1,844 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Thanh tra nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban Thanh tra nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào