Cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ hiện nay thế nào? Tổng cục thuộc Bộ là gì? Cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ do ai quy định?
Cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ hiện nay thế nào? Tổng cục thuộc Bộ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 123/2016/NĐ-CP thì Tổng cục thuộc Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Tổng cục thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.
Cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ hiện nay được quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 123/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP), gồm có:
- Vụ;
- Văn phòng;
- Cục (nếu có);
- Thanh tra (nếu có);
- Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Lưu ý: Việc thành lập vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc bộ. Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.
Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thì số lượng cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục thuộc tổng cục (nếu có) đặt ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.”
Cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ hiện nay thế nào? Tổng cục thuộc Bộ là gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ do ai quy định?
Cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ được quy định tại Điều 13 Nghị định 123/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP) như sau:
Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Trình Chính phủ:
a) Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, gồm: Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).
2. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc bộ;
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc tổng cục gồm: vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).
3. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, cơ cấu của Tổng cục thuộc Bộ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Bên cạnh cơ cấu tổ chức thì Thủ tướng Chính phủ còn quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục thuộc Bộ.
Tiêu chí thành lập Tổng cục thuộc Bộ được quy định thế nào?
Tiêu chí thành lập Tổng cục thuộc Bộ được quy định tại Điều 22 Nghị định 123/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP), cụ thể như sau:
Tổng cục thuộc Bộ
...
2. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.
3. Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;
b) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở trung ương, trường hợp đặc biệt do Chính phủ xem xét quyết định;
c) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.
...
Đối chiếu với quy định trên thì việc thành lập Tổng cục thuộc Bộ phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
(1) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;
(2) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở trung ương, trường hợp đặc biệt do Chính phủ xem xét quyết định;
(3) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.