Có cần phải đưa tấm lót đặt tải vào sử dụng khi tính toán đến khả năng chống lật của ghế tựa hay không?

Cho tôi hỏi: Trong quá trình tính toán khả năng chống lật của ghế tựa thì ta có đưa tấm lót đặt tải vào trong việc tính toán luôn hay không? Việc tính toán khả năng chống lật của ghế cần thực hiện như thế nào, có công thức cụ thể cho việc tính toán này hay không? Trong báo cáo thử nghiệm về khả năng chống lật của ghế tựa ta cần phải nêu được những nội dung gì? Câu hỏi của anh T.H từ Đồng Nai

Tấm lót đặt tải trong lĩnh vực đồ nội thất là gì?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10772-1:2015 (ISO 7174-1:1988) về Đồ nội thất - Ghế -xác định độ ổn định- Phần 1: Ghế tựa và ghế đẩu thì tấm lót đặt tải là vật cứng hình tròn đường kính 200 mm, có mặt cong hình cầu lồi bán kính 300 mm và bán kính cạnh là 12 mm.

Tấm lót đặt tải phải được thiết kế để giữ tại chỗ mà không cản trở khả năng lật của ghế.

Có đưa tấm lót đặt tải vào sử dụng khi tính toán khả năng chống lật của ghế tựa hay không?

Có đưa tấm lót đặt tải vào sử dụng khi tính toán khả năng chống lật của ghế tựa hay không? (Hình từ Internet)

Có đưa tấm lót đặt tải vào sử dụng khi tính toán khả năng chống lật của ghế tựa hay không?

Theo tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10772-1:2015 (ISO 7174-1:1988) về Đồ nội thất - Ghế -xác định độ ổn định- Phần 1: Ghế tựa và ghế đẩu thì khi tính toán khả năng chống lật của ghế tựa sẽ không sử dụng tấm lót đặt tải tại chỗ.

Thay vào đó, khả năng chống lật do tải được xem xét bằng cách tính toán, dựa trên các momen quanh vị trí các chân bị chặn.

Trong tính toán này, khoảng cách a, b và h được đo như sau:

- khoảng cách a là khoảng cách tối thiểu theo phương ngang từ đường thẳng qua các chân bị chặn đến hình chiếu thẳng đứng của điểm tác dụng tải trọng lên chỗ ngồi, W;

- khoảng cách b là khoảng cách theo phương ngang từ chân bị chặn đến điểm tác dụng tải trọng lên tay vịn;

- khoảng cách h là chiều cao thẳng đứng của điểm đặt lực gây lật theo phương ngang so với bề mặt nằm ngang.

Lưu ý: Phương pháp này không phù hợp cho các ghế tựa với chỗ ngồi có lò xo.

* Việc tính toán khả năng chống lật của ghế tựa được quy định cụ thể như sau:

(1) Mất cân bằng về phía trước và mất cân bằng về phía bên đối với ghế tựa không có tay vịn

Trước tiên, đặt ghế có các tấm chặn tì vào các chân trước và sau đó là các tấm chặn tì vào các chân ở cùng một phía.

Tác dụng một lực tăng dần, F0, để làm nghiêng ghế về phía các chân bị chặn theo phương ngang tại giao điểm của chỗ ngồi và các bề mặt tựa. Ghi lại giá trị F0 khi các chân không bị chặn nhấc lên khỏi sàn. Đo các khoảng cách h và a.

Tính lực Fc cần thiết để làm lật ghế nếu ghế được đặt tải với tải trọng, W, bằng 600 N tại chỗ ngồi theo công thức sau:

Fc = F0 + (Wa/h)

(2) Mất cân bằng về phía sau

Đặt ghế có các tấm chặn tì vào các chân sau. Tác dụng một lực tăng dần về phía sau trên đường tâm của lưng ghế tại độ cao 300 mm phía trên chỗ ngồi chưa đặt tải hoặc tại cạnh trên cùng của lưng ghế, tùy theo vị trí nào thấp hơn, cho đến khi các chân trước của ghế nhấc khỏi sàn.

Ghi lại lực, F0, tính bằng niutơn, và đo các khoảng cách a và h.

Đặt các lưng ghế có góc điều chỉnh được ở góc 15° ± 5° so với phương thẳng đứng, về phía sau.

Tác dụng tải trọng vào các lưng ghế quay tự do trên trục quay, ngay cả khi trục này không điều chỉnh được theo các yêu cầu ở trên.

Tính lực, Fc, cần thiết để làm lật ghế nếu ghế được đặt tải với tải trọng, W, bằng 600 N tại chỗ ngồi theo công thức:

Fc = F0 + (Wa/h)

(3) Mất cân bằng về phía bên đối với ghế có tay vịn

Đặt ghế chưa đặt tải với các tấm chặn tì vào các chân ở một phía. Tác dụng một lực tăng dần vuông góc với trục nghiêng, hướng ra ngoài về phía bị chặn, tại chỗ cao nhất của tay vịn, ở vị trí bất lợi nhất dọc theo chiều dài của tay vịn. Ghi lại giá trị F0 khi các chân không bị chặn nhấc khỏi sàn. Đo các khoảng cách a, b và h.

Tính lực, Fc, cần thiết để làm lật ghế nếu ghế được đặt tải với tải trọng, W, bằng 600 N tại chỗ ngồi theo công thức:

Fc = F0 + (250a/h ± 350b/h)

Báo cáo thử nghiệm về khả năng chống lật của ghế tựa phải bao gồm những nội dung gì?

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin được quy định cụ thể tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10772-1:2015 (ISO 7174-1:1988) về Đồ nội thất - Ghế -xác định độ ổn định- Phần 1: Ghế tựa và ghế đẩu, cụ thể như sau:

(1) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

(2) Sản phẩm được thử (các dữ liệu có liên quan);

(3) Phương pháp thử độ ổn định (thực nghiệm/tính toán)

(4) Các kết quả thử, các lực khi tiến hành thử nghiêm, và các sản phẩm có bị mất cân bằng trong khi thử hay không;

(5) Chi tiết về bất kỳ sai lệch nào so với tiêu chuẩn này;

(6) Tên và địa chỉ của cơ quan thử nghiệm;

(7) Ngày thử nghiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

393 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào