Có cần đưa mã chứng khoán của từng thành viên công ty đầu tư chứng khoán vào trong hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động không?
Có cần đưa mã chứng khoán của từng thành viên công ty đầu tư chứng khoán vào trong hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động không?
Căn cứ Điều 261 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
1. Giấy đăng ký thành lập và hoạt động theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo văn bản ủy quyền cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc đại diện cổ đông thực hiện thủ tục thành lập công ty.
2. Điều lệ công ty theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
3. Hợp đồng lưu ký tài sản với ngân hàng lưu ký.
4. Biên bản thỏa thuận của các cổ đông về việc thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ trong đó nêu rõ tên công ty, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), các cổ đông góp vốn và số vốn góp của từng cổ đông.
5. Xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn góp, danh mục chứng khoán được góp vốn (nếu có) trong đó nêu rõ số lượng, mã chứng khoán của từng cổ đông góp vốn bằng chứng khoán, ngày hạch toán danh mục chứng khoán vào tài khoản lưu ký của công ty đầu tư chứng khoán kèm theo biên bản định giá chứng khoán do ngân hàng lưu ký xác lập.
6. Danh sách cổ đông, nhân sự dự kiến và bản thông tin cá nhân theo Mẫu số 91, Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định của cấp có thẩm quyền về góp vốn thành lập công ty đầu tư chứng khoán đối với cổ đông là tổ chức; lý lịch tư pháp của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
7. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý, tài liệu bổ sung: hợp đồng quản lý đầu tư ký với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng giám sát ký với ngân hàng giám sát.
8. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn, bổ sung hợp đồng thuê trụ sở, giấy tờ về quyền sở hữu trụ sở, quyền sử dụng trụ sở.
Theo quy định thì trong hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thì cần có xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn góp, danh mục chứng khoán được góp vốn (nếu có) trong đó nêu rõ số lượng, mã chứng khoán của từng cổ đông góp vốn bằng chứng khoán.
Như vậy, công ty chứng khoán cần phải đưa cả mã chứng khóa của từng thành viên vào trong hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Có cần đưa mã chứng khoán của từng thành viên công ty đầu tư chứng khoán vào trong hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động không? (Hình từ Internet)
Có thể yêu cầu cấp lại mã chứng khoán đã bị hủy trước đó hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc sử dụng lại mã chứng khoán như sau:
Nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán
...
2. Sử dụng lại mã chứng khoán
Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hủy mã chứng khoán, VSD không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã hủy bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:
a. TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã hủy.
b. TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Theo đó, mã chứng khoán đã bị hủy thì sẽ không được cấp lại trong thời hạn 10 năm trừ trường hợp:
- Tổ chức phát hành có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã hủy.
- Tổ chức phát hành hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của Tổ chức phát hành bị hợp nhất sau khi có ý kiến của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Mã chứng khoán của thành viên anh đã bị hủy trước đó có thể được cấp lại theo mã số cũ nếu thành viên góp vốn của công ty anh làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã hủy.
Tuy nhiên, trong hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán yêu cầu về xác nhận của ngân hàng lưu ký về mã chứng khoán của thành viên góp vốn. Như vậy, thành viên góp vốn của anh phải thực tế có mã chứng khoán thì mới có thể được xác nhận ngân hàng.
Trường hợp của anh không thể đăng ký mã số chứng khoán cho thành viên trước trong khi chờ được cấp lại mã chứng khoán được.
Mã chứng khoán bị hủy trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc hủy mã chứng khoán như sau:
Nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán
1. Hủy mã chứng khoán
a. Mã chứng khoán đã cấp bị hủy trong trường hợp TCPH hủy đăng ký chứng khoán.
b. Khi TCPH hủy đăng ký chứng khoán, VSD hủy mã chứng khoán trong nước và mã ISIN của các tổ chức đó.
c. Mã chứng khoán cho các đợt phát hành quyền mua hết hiệu lực sau khi kết thúc thời gian thực hiện chuyển nhượng quyền mua và đăng ký đặt mua.
d. Mã chứng khoán trong nước và mã ISIN của chứng quyền có bảo đảm bị hủy khi chứng quyền có bảo đảm hủy đăng ký tại VSD.
đ. Mã chứng khoán và mã ISIN của các chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bị hủy khi đáo hạn hoặc bị hủy niêm yết theo quyết định của SGDCK.
e. Mã chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa bị hủy trong trường hợp không đủ điều kiện tổ chức đấu giá/bán cổ phần theo phương thức dựng sổ hoặc đợt đấu giá/đợt bán cổ phần theo phương thức dựng sổ không thành công.
...
Như vậy, mã chứng khoán đã cấp bị hủy trong trường hợp tổ chức phát hành hủy đăng ký chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.