Có các kim loại nào được đưa vào nhập kho dự trữ nhà nước? Kim loại dự trữ nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào?

Tôi muốn biết về có các kim loại nào được đưa vào nhập kho dự trữ nhà nước? Vậy muốn đưa vào dự trữ nhà nước thì kim loại đó phải đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu như thế nào? Yêu cầu về nhà kho chứa kim loại dự trữ nhà nước thế nào? - Câu hỏi của anh Hùng đến từ Hưng Yên.

Có các kim loại nào được đưa vào nhập kho dự trữ nhà nước?

Căn cứ tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với kim loại do Bộ Tài chính ban hành quy định có các loại kim loại sau đây được đưa vào dự trữ nhà nước gồm:

- Kim loại đen

- Kim loại màu

- Các hợp kim

Căn cứ vào thành phần cấu tạo, quy cách, khối lượng, yêu cầu bảo quản và các yêu cầu sử dụng của kim loại. Kim loại nhập kho dự trữ nhà nước được chia thành 02 nhóm bảo quản sau đây:

- Nhóm bảo quản thứ nhất: Gồm các kim loại dễ bị han gỉ do ảnh hưởng của môi trường; kim loại có yêu cầu cao về chất lượng khi xuất ra sử dụng quy định cất giữ trong kho kín; kim loại hiếm quý.

- Nhóm bảo quản thứ hai: Gồm các kim loại có kích thước lớn; kim loại cần thiết phải tránh mưa, nắng quy định cất giữ trong kho nửa kín...(tất cả các kim loại không thuộc nhóm thứ nhất).

- Bảng phân nhóm kim loại theo nhóm bảo quản quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC.

Có các kim loại nào được đưa vào nhập kho dự trữ nhà nước? Kim loại dự trữ nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào?

Có các kim loại nào được đưa vào nhập kho dự trữ nhà nước? Kim loại dự trữ nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào?

Kim loại dự trữ nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào?

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC có quy định yêu cầu về kỹ thuật đối với kim loại dự trữ nhà nước như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu đối với kim loại
Chất lượng kim loại nhập kho phải đảm bảo không sai khác về: Quy cách, mác kim loại (thành phần hóa học), không han gỉ và cong vênh

Bên cạnh đó còn có yêu cầu đối với chất phủ bề mặt kim loại dự trữ nhà nước được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục này như sau:

Yêu cầu chất phủ bề mặt kim loại
- Chất phủ bề mặt kim loại phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Tạo ra được lớp phủ kị nước, bám dính trên bề mặt kim loại, cách ly tối đa sự tác động của môi trường gây han gỉ bề mặt kim loại.
+ Không làm ảnh hưởng đến thành phần hoá học của kim loại.
+ Không lẫn tạp chất khác.
+ Phải có tính ổn định cao dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
- Lựa chọn dầu, mỡ: Trong quá trình bảo quản cần phải lựa chọn dầu, mỡ phù hợp với từng loại kim loại để không gây tác hại ngược trở lại cho kim loại được bảo quản. Khi sử dụng các sản phẩm lớp phủ bề mặt phải tuân theo các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Dầu, mỡ được gia nhiệt để trộn đều thành hỗn hợp nóng dùng để bảo quản bề mặt kim loại đen theo quy trình tại điểm 3.3.3. Hỗn hợp dầu, mỡ dùng làm chất phủ bề mặt cho kim loại đen thường bao gồm các thành phần:
+ Dầu nhờn 70 % khối lượng
+ Mỡ máy 10 % khối lượng"

Yêu cầu về nhà kho chứa kim loại dự trữ nhà nước được quy định như thế nào?

Tại tiểu mục 1.3.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC quy định có 2 loại nhà kho bảo quản kim loại dự trữ nhà nước gồm:

- Nhà kho kín: Nhà kho kiên cố, có mái che, có trần chống nóng, tường bao quanh, nền bê tông chịu lực. Loại nhà kho này có khả năng chống được các ảnh hưởng của môi trường đồng thời có khả năng thoát nhiệt, thoát ẩm; được sử dụng bảo quản cho kim loại thuộc nhóm bảo quản thứ nhất.

- Nhà kho nửa kín: Nhà kho mái được làm bằng loại vật liệu tốt, khó cháy, không có hoặc có tường gạch xây lửng bao quanh; nền kho bằng bê tông chịu lực hoặc nền trải nhựa đường. Loại nhà kho này chỉ chống được mưa, nắng; được sử dụng bảo quản cho kim loại thuộc nhóm bảo quản thứ hai.

Đồng thời tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC yêu cầu về kỹ thuật của nhà kho bảo quản kim loại dự trữ nhà nước như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.2. Yêu cầu về nhà kho
2.2.1. Loại hình nhà kho
Nhà kho có hai loại: Kho kín và kho nửa kín để phù hợp trong việc bảo quản từng nhóm kim loại.
2.2.2. Yêu cầu về nền nhà kho
- Khả năng chịu lực của nền nhà kho: Nền nhà kho phải có khả năng chịu lực tốt, đảm bảo cho kết cấu nhà kho và các công trình xây dựng xung quanh khi chất xếp kim loại. Cụ thể:
+ Nền bê tông: Chịu được tải trọng tối thiểu 5 t/m2.
+ Nền đá trải nhựa đường: Chịu được tải trọng tối thiểu 4 t/m2.
- Độ dốc của nền nhà kho: Phải đảm bảo cho sự thoát nước.
- Độ dốc nền đạt tỷ lệ 1/150 tính từ đường tâm nhà ra hai bên sườn theo chiều dọc kho.
- Độ cao nền nhà kho: Nền nhà kho phải cao hơn mặt nền xung quanh kho ít nhất 20 cm.
Xung quanh kho phải có rãnh thoát nước để chống nước tràn vào trong kho.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,172 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào