Có các dạng sản phẩm nhân sâm nào theo tiêu chuẩn Việt Nam? Yêu cầu đối với chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm thế nào?

Có các dạng sản phẩm nhân sâm nào theo tiêu chuẩn Việt Nam? Yêu cầu đối với chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm thế nào? Việc ghi nhãn cho các sản phẩm nhân sâm được thực hiện thế nào? Câu hỏi của chị Lan Anh (Vũng Tàu).

Có các dạng sản phẩm nhân sâm nào theo tiêu chuẩn Việt Nam?

Căn cứ theo tiêu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 (CODEX STAN 321-2015) có nêu:

Các dạng sản phẩm nhân sâm
Trong tiêu chuẩn này quy định các dạng sản phẩm nhân sâm như sau:
2.2.1 Nhân sâm sấy khô
Nhân sâm sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 được làm khô thích hợp dưới ánh nắng mặt trời, khí nóng hoặc các phương pháp làm khô khác. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
2.2.2 Nhân sâm hấp sấy khô
Nhân sâm hấp sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 được chế biến bằng phương pháp hấp và sau đó sấy khô nêu trong 2.2.1. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
2.2.3 Cao nhân sâm
Cao nhân sâm được sản xuất từ các thành phần hòa tan của củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 hoặc nhân sâm sấy khô nêu trong 2.2.1, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
2.2.4 Cao nhân sâm hấp
Cao nhân sâm hấp được sản xuất từ các thành phần hòa tan của nhân sâm hấp sấy khô như nêu trong 2.2.2, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
2.3 Các dạng sản phẩm khác
Các sản phẩm khác được công nhận với điều kiện là sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn và được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Theo đó có các dạng sản phẩm nhân sâm sau:

(1) Nhân sâm sấy khô

(2) Nhân sâm hấp sấy khô

(3) Cao nhân sâm

(4) Cao nhân sâm hấp

Bên cạnh đó còn có các sản phẩm khác được công nhận với điều kiện là sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn và được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Có các dạng sản phẩm nhân sân nào theo tiêu chuẩn Việt Nam?

Có các dạng sản phẩm nhân sân nào theo tiêu chuẩn Việt Nam? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 (CODEX STAN 321-2015) thì chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm được yêu cầu như sau:

(1) Hương, màu và nhóm ginsenoside

Sản phẩm nhân sâm phải có hương, màu sắc, vị và nhóm ginsenoside2) đặc trưng của loài nhân sâm cụ thể và không chứa tạp chất.

(2) Đặc tính vật lý và hóa học

- Nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô

+ Độ ẩm: không lớn hơn 14,0 % (dạng bột: không lớn hơn 9,0 %).

+ Tro: không lớn hơn 6,0 %.

+ Chất chiết bằng n-butanol đã bão hòa nước: không nhỏ hơn 20 mg/g 3).

+ Gensenoside Rb1: định tính.

Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần phát hiện định tính ginsenoside Rf.

- Cao nhân sâm (dạng lỏng)

+ Chất rắn: không nhỏ hơn 60,0 %.

+ Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.

+ Chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 40 mg/g 3).

+ Gensenoside Rb1: định tính.

Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được sản xuất từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.

- Cao nhân sâm (dạng bột)

+ Độ ẩm: không lớn hơn 8,0 %.

+ Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.

+ Các chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 60 mg/g 3).

+ Gensenoside Rb1: định tính.

Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.

Việc ghi nhãn cho các sản phẩm nhân sâm được thực hiện thế nào?

Việc ghi nhãn cho các sản phẩm nhân sâm thực hiện theo yêu cầu tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 (CODEX STAN 321-2015), cụ thể:

Ghi nhãn
Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này được ghi nhãn theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Bất kỳ yêu cầu nào về sức khỏe nên áp dụng CAC/GL 23-1997 Guidelines for Use of Nutrition and Health Claims (Hướng dẫn công bố về dinh dưỡng và sức khỏe), nếu cần.
Ngoài ra cần áp dụng các quy định cụ thể sau:
7.1 Tên của sản phẩm
7.1.1 Tên của sản phẩm được nêu trong 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4, tương ứng là Nhân sâm sấy khô, Nhân sâm hấp sấy khô, Cao nhân sâm và Cao nhân sâm hấp. Trong trường hợp sản phẩm được chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, tên có thể là Nhân sâm trắng, Nhân sâm đỏ, Cao nhân sâm trắng và Cao nhân sâm đỏ.
7.1.2 Dạng sản phẩm khi ghi trên nhãn phải ghi kèm theo hoặc gần sát với tên sản phẩm để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
7.2 Tên của các loài nhân sâm
Tất cả các sản phẩm nhân sâm phải được ghi nhãn với tên khoa học hoặc tên thông thường của nhân sâm được sử dụng làm nguyên liệu. Tên thông thường của các loài nhân sâm phải được công bố theo quy định của pháp luật mà không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
7.3 Nước sản xuất
Nước sản xuất sản phẩm và/hoặc nguyên liệu thô phải được ghi rõ để tránh gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
7.4 Ghi nhãn đối với bao gói không dùng để bán lẻ
Ngoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các bao gói sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn của bao gói đó hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hãng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng dấu hiệu nhận biết, với điều kiện là dấu hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.
7.5 Ghi nhãn không bắt buộc
Các sản phẩm có thể ghi nhãn một cách rõ ràng để chỉ rằng sản phẩm không dành cho mục đích dùng làm thuốc, bao gồm cả các yêu cầu ghi nhãn khác theo quy định hiện hành.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,286 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào