Có các biện pháp nào dùng để bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp? Yêu cầu đối với việc bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử là gì?

Cho tôi hỏi hiện nay có các biện pháp nào dùng để bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp? Yêu cầu đối với việc bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử là gì? Câu hỏi của chị Hồng Anh (Lâm Đồng).

Có các biện pháp nào dùng để bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp?

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 111/2010/NĐ-CP việc bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có thể dùng đến các biện pháp sau:

(1) Về các biện pháp bảo vệ chung:

- Các biện pháp phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu;

- Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thiên tai.

(2) Về các biện pháp bảo vệ đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:

- Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định;

- Trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ;

- Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với hồ sơ;

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hồ sơ;

- Tu bổ, phục chế hồ sơ khi bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.

(3) Về các biện pháp bảo vệ đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:

- Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu;

- Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.

Có các biện pháp nào dùng để bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp?

Có các biện pháp nào dùng để bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với việc bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy là gì?

Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 06/2013/TT-BTP có quy định rrung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định 111/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Bố trí kho lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo những yêu cầu sau:

- Vị trí phòng kho bảo quản tránh nơi ẩm thấp hoặc chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời;

- Phòng kho bảo quản phải bảo đảm chắc chắn, phòng chống xâm nhập, hư hại do con người hoặc tự nhiên gây ra;

- Môi trường trong phòng kho bảo quản phải bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát. Môi trường trong kho phải duy trì ở nhiệt độ 20°C (± 2°C) và độ ẩm 50% (± 5 %); độ chiếu sáng trong kho bảo quản hồ sơ từ 50-80 lux; không khí trong kho phải được lưu thông với tốc độ khoảng 5m/giây;

- Diện tích kho lưu trữ phù hợp với số lượng hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đưa vào lưu trữ và điều kiện thực tế.

(2) Bố trí trang thiết bị để phục vụ việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, cụ thể như sau:

- Tủ hoặc giá lưu trữ chuyên dụng thiết kế phù hợp với điều kiện của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và bảo đảm thuận tiện cho việc lưu trữ, sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

- Túi hồ sơ có bìa theo mẫu bìa hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này;

- Các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy được thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành do Nhà nước quy định.

(3) Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo quản hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy trong kho lưu trữ theo quy định như sau:

- Dùng thông gió, dùng hóa chất hút ẩm hoặc dùng máy hút ẩm để chống ẩm cho hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

-Thường xuyên vệ sinh tài liệu. Khi phát hiện thấy nấm mốc, mối, mọt phải cách ly tài liệu đó và phun, quét, chải chất chống nấm mốc vào bìa hồ sơ. Định kỳ 2 năm khử trùng trong kho một lần để ngăn chặn mối, mọt, côn trùng vào kho.

(4) Thực hiện tu bổ, phục chế hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật lưu trữ khi hồ sơ bị hư, hỏng do mối, mọt và các nguyên nhân khác.

Việc bảo vệ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được yêu cầu thế nào?

Tại Điều 27 Thông tư 06/2013/TT-BTP quy định việc bảo vệ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được bảo vệ trước sự xâm nhập trái phép của các nhân tố bên ngoài và sự xâm nhập, tấn công của vi rút, mã độc và phần mềm độc hại.

- Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được bảo vệ, bảo đảm không bị thay đổi, sao chép, tiết lộ hoặc có hành vi khác đe dọa đến an toàn, an ninh thông tin.

- Trang thiết bị, hệ thống mạng phục vụ hoạt động quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải được đảm bảo an toàn, vận hành thông suốt.

- Mọi tác nghiệp đối với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải được lưu vết và sẵn sàng cho việc kiểm tra, giám sát khi cần thiết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,006 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào