Có bắt buộc trang bị các thiết bị và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy đối với cửa hàng tiện lợi không?
- Cửa hàng tiện lợi có cần thiết phải trang bị các thiết bị và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy hay không?
- Cửa hàng tiện lợi không trang bị các thiết bị và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Cở sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thì có bị tạm đình chỉ hoạt động không?
Cửa hàng tiện lợi có cần thiết phải trang bị các thiết bị và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
...
Như vậy, cửa hàng tiện lợi là cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III nên theo quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên thì cửa hàng tiện lợi của bạn bắt buộc phải trang bị các thiết bị và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy (Hình từ Internet)
Cửa hàng tiện lợi không trang bị các thiết bị và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 43 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy và truyền tin báo sự cố như sau:
Vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy và truyền tin báo sự cố
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp luật.
..
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy như sau:
Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
...
Theo đó, nếu cửa hàng tiện lợi không trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố (thiết bị phòng cháy chữa cháy) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Trường hợp của hàng tiện lợi không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đó là mức xử phạt đối với cá nhân. Mức xử phạt của tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Cở sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thì có bị tạm đình chỉ hoạt động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ;
b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;
c) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không thực hiện.
2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.
3. Trường hợp bị tạm đình chỉ thì chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.
...
Theo đó, khi cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên thì sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động.
Nếu đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động mà cơ sở này không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.
Cơ sở chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.