Có bắt buộc phải điểm chỉ trong văn bản công chứng không? Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên có phải đóng dấu giáp lai không?

Cho tôi hỏi có bắt buộc phải điểm chỉ trong văn bản công chứng không? Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên có phải đóng dấu giáp lai không? Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại đâu? Mong được giải đáp. Câu hỏi của Ngân Lê đến từ Nha Trang.

Có bắt buộc phải điểm chỉ trong văn bản công chứng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014 có quy định ký điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:

Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Theo quy định trên thì người yêu cầu công chứng (bao gồm luôn cả người làm chứng, người phiên dịch) phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên. Trong đó, việc điểm chỉ được thực hiện khi thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây:

- Thay thế cho việc ký nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký;

- Thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chức di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền cho người yêu cầu công chứng.

Như vậy, không bắt buộc mọi trường hợp phải điểm chỉ trong văn bản công chứng. Văn bản công chứng điểm chỉ có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc do không biết ký.

Lưu ý: Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.

Nếu không thể điểm chỉ bằng cả hai ngón trỏ thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

Có bắt buộc phải điểm chỉ trong văn bản công chứng không?

Có bắt buộc phải điểm chỉ trong văn bản công chứng không? (Hình từ Internet)

Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên có phải đóng dấu giáp lai không?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng
Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

Như vậy, văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ. Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự.

Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại đâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Công chứng 2014 quy định sữa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng như sau:

Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
1. Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
2. Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.
3. Công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó.

Nếu tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

9,219 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào