Có bắt buộc phải có giấy ra viện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hay không?
- Trường hợp nào mà người lao động phải giám định thương tật khi bị tai nạn lao động?
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm để được trợ cấp hàng tháng từ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?
- Có bắt buộc phải có giấy ra viện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hay không?
Trường hợp nào mà người lao động phải giám định thương tật khi bị tai nạn lao động?
Căn cứ Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về giám định mức suy giảm khả năng lao động:
"Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế."
Như vậy, khi bị tai nạn lao động người lao động sẽ được giám định thương tật khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
- Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Tải về mẫu giấy ra viện mới nhất 2023: Tại Đây
Có bắt buộc phải có giấy ra viện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hay không?
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm để được trợ cấp hàng tháng từ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?
Căn cứ Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp hàng tháng như sau:
"Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
..."
Theo đó, để được hưởng trợ cấp hàng tháng thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Có bắt buộc phải có giấy ra viện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hay không?
Căn cứ Điều 6 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 (sửa đổi bởi khoản 1 mục I Công văn 3194/BHXH-CSXH năm 2020) quy định về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả như sau:
"Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
1.2.1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51; khoản 2, 3, 4 Điều 57 và khoản 2, 3, 4 Điều 58 Luật ATVSLĐ; khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ; khoản 5 Điều 5; Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế, gồm:
a) Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu:
a1) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.
a2) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.
a3) Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.
a4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).
a5) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.
a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
..."
Như vậy, để hưởng chế độ tai nạn lao động bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định trên, trong đó nếu điều trị nội trú bạn phải có bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động. Nếu không có giấy ra viện bạn có thể thay thế bằng trích sao hồ sơ bệnh án.
Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.