Có bắt buộc nêu rõ giá trị ước tính từng phần của giá gói thầu? Giá niêm yết hay giá kê khai là căn cứ xác định giá gói thầu?

Có bắt buộc nêu rõ giá trị ước tính từng phần của giá gói thầu? Giá niêm yết hay giá kê khai là căn cứ xác định giá gói thầu? Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu bao nhiêu thì áp dụng chỉ định thầu?

Có bắt buộc nêu rõ giá trị ước tính từng phần của giá gói thầu không?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng), phí, lệ phí và thuế. Đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, chi phí dự phòng bao gồm cả các khoản tạm tính (nếu có) và chỉ được sử dụng khi có phát sinh xảy ra. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện gói thầu ngắn, ít có khả năng phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp pháp luật có quy định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế, miễn phí thì giá gói thầu không bao gồm các khoản thuế, phí được miễn. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính của từng phần.
...

Như vậy, trong trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính từng phần của giá gói thầu.

Giá niêm yết hay giá kê khai là căn cứ xác định giá gói thầu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì căn cứ xác định giá gói thầu bao gồm một trong các thông tin sau đây:

Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
...
2. Căn cứ xác định giá gói thầu:
Giá gói thầu được lập căn cứ theo một trong các thông tin sau:
...
đ) Kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá thì kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu;
e) Giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng, doanh nghiệp;
g) Giá kê khai do cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền công bố hoặc cung cấp.
3. Chủ đầu tư có thể xem xét các yếu tố đấu thầu bền vững theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này, sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường khi xây dựng giá gói thầu. Trong trường hợp này, giá gói thầu bao gồm các chi phí cần thiết để thực hiện các yêu cầu về đấu thầu bền vững.
...

Như vậy, giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng, doanh nghiệp giá kê khai do cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền công bố hoặc cung cấp đều là căn cứ xác định giá gói thầu.

Có bắt buộc nêu rõ giá trị ước tính từng phần của giá gói thầu? Giá niêm yết hay giá kê khai là căn cứ xác định giá gói thầu?

Có bắt buộc nêu rõ giá trị ước tính từng phần của giá gói thầu? Giá niêm yết hay giá kê khai là căn cứ xác định giá gói thầu? (hình từ internet)

Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu bao nhiêu thì áp dụng chỉ định thầu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định

Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
l) Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng; gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm;
m) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.
Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức quy định tại điểm này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định
...

Như vậy, gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
168 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào