Có bắt buộc cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam phải thành thạo tiếng Việt hay không?
Nguyên tắc cấp Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn được quy định ra sao?
Có bắt buộc cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam phải thành thạo tiếng Việt? (Hình từ Internet)
Theo Điều 12 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Việc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đúng thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật khí tượng thủy văn.
Đối với hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng bảo đảm hoạt động bay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp tình hình cấp giấy phép và hoạt động của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng bảo đảm hoạt động bay, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định này.
3. Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy mà không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc sử dụng trong hoạt động dịch vụ khí tượng thủy văn thì không phải xin cấp giấy phép.
Theo đó, cấp Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Việc cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải bảo đảm đúng thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Khí tượng thủy văn 2015, cụ thể:
+ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, nơi cư trú của cá nhân; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phạm vi địa phương.
Đối với hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng bảo đảm hoạt động bay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp tình hình cấp giấy phép và hoạt động của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng bảo đảm hoạt động bay, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định này.
- Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy mà không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc sử dụng trong hoạt động dịch vụ khí tượng thủy văn thì không phải xin cấp giấy phép.
Có bắt buộc cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam phải thành thạo tiếng Việt hay không?
Theo Điều 11 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Có các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
3. Có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.
Theo đó, căn cứ trên quy định cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam không bắt buộc phải thành thạo tiếng Việt mà được sử dụng phiên dịch phù hợp.
Ngoài ra, đối với cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 38/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 48/2020/NĐ-CP), Điều 10 Nghị định 38/2016/NĐ-CP, cụ thể:
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật tối thiểu đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm: trang thiết bị, hệ thống tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo để các sản phẩm dự báo đủ độ tin cậy; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khí tượng thủy văn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
- Được phép hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn có thời hạn tối đa bao lâu?
Theo Điều 14 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy
1. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp có thời hạn tối đa là 05 năm.
2. Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được xem xét gia hạn khi tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này và trong thời gian hoạt động theo giấy phép đã được cấp không vi phạm pháp luật, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
Theo đó, Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được cấp có thời hạn tối đa là 05 năm.
Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được xem xét gia hạn khi tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này và trong thời gian hoạt động theo giấy phép đã được cấp không vi phạm pháp luật, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.