Có bao nhiêu phương thức Báo cáo hoạt động trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam? Định dạng Báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam được quy định như nào?

Xin cho hỏi pháp luật hiện hành quy định chủ thể nào có trách nhiệm báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam? Có bao nhiêu phương thức Báo cáo hoạt động trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam? - Câu hỏi của anh Phương (Long An).

Chủ thể nào có trách nhiệm báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam?

bao-cao-nganh-hang-khong

Có bao nhiêu phương thức Báo cáo hoạt động trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam? (Hình từ Internet)

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 33/2016/TT-BGTVT quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (bao gồm các Công ty Quản lý bay khu vực), người khai thác cảng hàng không, sân bay, các hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu hàng không, Trung tâm Y tế hàng không, Học viện hàng không Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

Theo đó, trách nhiệm báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam bao gồm những chủ thể sau đây:

+ Cục Hàng không Việt Nam,

+ Các Cảng vụ hàng không,

+ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (bao gồm các Công ty Quản lý bay khu vực),

+ Người khai thác cảng hàng không, sân bay,

+ Các hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam,

+ Các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu hàng không,

+ Trung tâm Y tế hàng không,

+ Học viện hàng không Việt Nam, và

+ Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

Có bao nhiêu phương thức Báo cáo hoạt động trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam?

Theo Điều 3 Thông tư 33/2016/TT-BGTVT quy định việc báo cáo hoạt động trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam như sau:

Báo cáo hoạt động
1. Nội dung báo cáo hoạt động:
a) Công tác quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền;
b) Tiến độ các công trình trọng điểm;
c) Hoạt động của các đơn vị trực thuộc;
d) Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, các vụ việc uy hiếp an ninh, an toàn hàng không và các biện pháp khắc phục;
đ) Đánh giá việc triển khai thực hiện hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra;
e) Trọng tâm công tác trong kỳ tới;
g) Đề xuất, kiến nghị với các đơn vị khác;
h) Các nội dung khác theo yêu cầu.
2. Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận, tổng hợp báo cáo hoạt động của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều này; báo cáo hoạt động của ngành hàng không dân dụng theo định kỳ (tháng, quý và năm) gửi Bộ Giao thông vận tải:
a) Báo cáo hoạt động tháng: báo cáo giai đoạn từ ngày 16 tháng trước đến hết ngày 15 tháng này trước ngày 20 hàng tháng;
b) Báo cáo hoạt động quý, năm: báo cáo tháng 3 và quý I trước ngày 18 tháng 3; báo cáo tháng 6 và 6 tháng đầu năm trước ngày 18 tháng 6; báo cáo tháng 9 và quý III trước ngày 18 tháng 9; báo cáo tháng 12 và cả năm trước ngày 15 tháng 12.
3. Cảng vụ hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, Trung tâm Y tế hàng không và Học viện hàng không Việt Nam báo cáo hoạt động của cơ quan, đơn vị theo định kỳ (tuần, tháng, quý và năm) gửi Cục Hàng không Việt Nam:
a) Báo cáo hoạt động tuần: báo cáo giai đoạn từ thứ Năm tuần trước đến hết thứ Tư tuần này trước 10 giờ 00 thứ Năm hàng tuần;
b) Báo cáo hoạt động tháng: báo cáo giai đoạn từ ngày 16 tháng trước đến hết ngày 15 tháng này trước ngày 18 hàng tháng;
c) Báo cáo hoạt động quý, năm: báo cáo tháng 3 và quý I trước ngày 16 tháng 3; báo cáo tháng 6 và 6 tháng đầu năm trước ngày 16 tháng 6; báo cáo tháng 9 và quý III trước ngày 16 tháng 9; báo cáo tháng 12 và cả năm trước ngày 10 tháng 12;
d) Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi đồng thời các báo cáo hoạt động đến Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ hàng không.
4. Trong trường hợp thời hạn báo cáo trùng với thời điểm nghỉ lễ, ngày nghỉ theo quy định, thời điểm nộp báo cáo sẽ là ngày làm việc đầu tiên sau thời điểm nghỉ lễ, ngày nghỉ theo quy định.
5. Phương thức báo cáo hoạt động:
Các cơ quan, đơn vị thực hiện gửi báo cáo hoạt động qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị thực hiện gửi báo cáo hoạt động qua 02 phương thức: qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động với những nội dung cơ bản sau:

+ Công tác quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền;

+ Tiến độ các công trình trọng điểm;

+ Hoạt động của các đơn vị trực thuộc;

+ Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, các vụ việc uy hiếp an ninh, an toàn hàng không và các biện pháp khắc phục;

+ Đánh giá việc triển khai thực hiện hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra;

+ Trọng tâm công tác trong kỳ tới;

+ Đề xuất, kiến nghị với các đơn vị khác;

+ Các nội dung khác theo yêu cầu.

Định dạng Báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam được quy định như nào?

Theo khoản 8 Điều 4 Thông tư 33/2016/TT-BGTVT quy định như sau:

Báo cáo số liệu
8. Thể thức, định dạng, phương thức báo cáo các báo cáo số liệu:
a) Phần mềm ứng dụng cho việc xây dựng các báo cáo: Microsoft Excel;
b) Các định dạng cơ bản trên máy (Regional Settings): dấu phân cách phần nghìn trong các số: “.”(dấu chấm); dấu phân cách phần thập phân trong các số: “,”(dấu phẩy); số lượng số sau dấu phẩy: 02 chữ số; hệ đo lường: Metric; ngày tháng: ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy); phông chữ: UNICODE (Times New Roman), 14 pt;
c) Các cơ quan, đơn vị thực hiện gửi báo cáo số liệu qua thư điện tử (E- mail) về các đầu mối tiếp nhận báo cáo.

Theo đó, việc định dạng cơ bản báo cáo các Báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam trên máy (Regional Settings) như sau:

+ Dấu phân cách phần nghìn trong các số: “.”(dấu chấm);

+ Dấu phân cách phần thập phân trong các số: “,”(dấu phẩy);

+ Số lượng số sau dấu phẩy: 02 chữ số;

+ Hệ đo lường: Metric; ngày tháng: ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy);

+ Phông chữ: UNICODE (Times New Roman), 14 pt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,218 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào