Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?

Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay? Việc đào tạo đội ngũ cán bộ công chức làm công tác xây dựng pháp luật có nằm trong biện pháp phòng chống tham nhũng không?

Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?

Căn cứ theo Điều 3 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:

Theo đó, hiện nay có 05 nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:

- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong kiểm soát phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

- Kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các cơ chế, biện pháp kiểm soát phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật; chủ động phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; bảo vệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

- Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; không làm cản trở sự chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi trong công tác xây dựng pháp luật.

- Bảo đảm sự giám sát, phản biện, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác và Nhân dân theo quy định.

Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?

Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)

Việc đào tạo đội ngũ cán bộ công chức làm công tác xây dựng pháp luật có nằm trong biện pháp phòng chống tham nhũng không?

Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 4 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:

Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
...
2. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bao gồm:
...
c) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
d) Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức; trách nhiệm giải trình; kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện quy tắc ứng xử; ứng dụng khoa học - công nghệ và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác trong cơ quan, tổ chức theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
đ) Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật bằng các biện pháp kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
e) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng pháp luật; xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí kinh phí phù hợp cho công tác xây dựng pháp luật.
3. Cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật theo Quy định này, quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.

Theo đó, việc đào tạo đội ngũ cán bộ công chức làm công tác xây dựng pháp luật sẽ thuộc các biện pháp phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật.

Cán bộ công chức có phải chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất trong công tác xây dựng pháp luật không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 11 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:

Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức
1. Trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tham mưu, đề xuất trong công tác xây dựng pháp luật:
a) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật.
b) Nắm vững chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tình hình thực tiễn về các vấn đề có liên quan đến chính sách mà mình tham mưu, đề xuất. Bảo đảm khách quan, minh bạch, công tâm, kịp thời, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu, đề xuất về công tác xây dựng pháp luật.
c) Chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất và được bảo lưu ý kiến trong công tác xây dựng pháp luật
d) Kịp thời báo cáo lãnh đạo xử lý trong trường hợp còn ý kiến khác nhau và biết có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật.
...

Theo đó, cán bộ công chức phải chịu trách nhiệm về nội dung tham mưu, đề xuất và được bảo lưu ý kiến trong công tác xây dựng pháp luật.

Xem thêm: Quy định về công tác xây dựng pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội thế nào?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

206 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào