Có bao nhiêu loại biển báo hiệu đường bộ? Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu đường bộ như thế nào?

Tôi có thắc mắc: Hệ thống báo hiệu đường bộ có bao gồm biển báo hiệu không? Có bao nhiêu loại biển báo hiệu đường bộ? Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu đường bộ như thế nào? - câu hỏi của anh B. (Hậu Giang)

Hệ thống báo hiệu đường bộ có bao gồm biển báo hiệu không?

Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
...

Căn cứ trên quy định hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Như vậy, hệ thống báo hiệu đường bộ có bao gồm biển báo hiệu.

biển báo hiệu đường bộ

Có bao nhiêu loại biển báo hiệu đường bộ? Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu đường bộ như thế nào? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu loại biển báo hiệu đường bộ?

Biển báo hiệu đường bộ được quy định theo khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ
...
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
...

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 15 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:

Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
...

Như vậy, biển báo hiệu đường bộ ược chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây:

- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Lưu ý: Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu đường bộ như thế nào?

Ý nghĩa của từng loại biển báo hiệu đường bộ theo quy định tại Điều 15 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:

- Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

- Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

- Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.

Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

- Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.

- Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển tại khoản 15.1, 15.2, 15.3, 15.4 Điều này hoặc được sử dụng độc lập.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

11,013 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào