Có bao nhiêu hình thức khen thưởng cấp Nhà nước? Danh hiệu được tặng cho doanh nhân có được làm căn cứ để xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước hay không?
Có bao nhiêu hình thức khen thưởng cấp Nhà nước?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2023/NĐ-CP như sau:
1. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước gồm: Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
Như vậy, theo quy định thì sẽ có 06 hình thức khen thưởng cấp Nhà nước như:
(1) Huân chương,
(2) Huy chương,
(3) Danh hiệu vinh dự nhà nước,
(4) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”
(5) “Giải thưởng Nhà nước”
(6) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
Khi đề nghị các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước đối với cá nhân thuộc trung ương quản lý thì phải lấy ý kiến của cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 98/2023/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về hồ sơ, thủ tục khen thưởng
1. Tập thể đề nghị xét tặng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận.
2. Cá nhân đề nghị xét tặng hoặc truy tặng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận.
Đối với cá nhân thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (kể cả cán bộ đã nghỉ hưu, từ trần) công tác ở các cơ quan, đoàn thể trung ương hoặc địa phương, căn cứ hồ sơ đảng viên (hoặc hồ sơ quản lý cán bộ nếu không là đảng viên) về quá trình công tác và thành tích đạt được, cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy hoặc Vụ (phòng, ban) Tổ chức cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương lập hồ sơ các trường hợp đủ tiêu chuẩn, báo cáo cấp ủy xem xét, xác nhận quá trình công tác, các hình thức khen thưởng và kỷ luật (nếu có); trên cơ sở đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với cá nhân thuộc trung ương quản lý, khi đề nghị các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban của Đảng ở trung ương quản lý về lĩnh vực đó cho ý kiến về các nội dung quản lý cán bộ: Quá trình công tác, chức vụ, thời gian đảm nhận chức vụ, các hình thức khen thưởng và vi phạm kỷ luật (nếu có).
...
Theo đó, đối với cá nhân thuộc trung ương quản lý, khi đề nghị các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban của Đảng ở trung ương quản lý về lĩnh vực đó cho ý kiến về các nội dung quản lý cán bộ: Quá trình công tác, chức vụ, thời gian đảm nhận chức vụ, các hình thức khen thưởng và vi phạm kỷ luật (nếu có).
Như vậy, khi đề nghị các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước đối với cá nhân thuộc trung ương quản lý thì phải lấy ý kiến từ Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban của Đảng ở trung ương quản lý về lĩnh vực đó cho ý kiến về các nội dung quản lý cán bộ.
Nội dung ý kiến như sau:
- Quá trình công tác,
- Chức vụ,
- Thời gian đảm nhận chức vụ,
- Các hình thức khen thưởng và vi phạm kỷ luật (nếu có).
Có bao nhiêu hình thức khen thưởng cấp Nhà nước? Danh hiệu được tặng cho doanh nhân có được làm căn cứ để xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Danh hiệu được tặng cho doanh nhân có được làm căn cứ để xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, quy định về nguyên tắc tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng như sau:
- Nguyên tắc tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 như sau:
+ Doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng. Việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
++ Việc xét tặng và công bố các danh hiệu, giải thưởng phải được tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, bảo đảm không trái với các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
++ Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu có phạm vi toàn quốc. Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Danh hiệu, giải thưởng được tặng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác theo quy định tại Nghị định này không phải là hình thức khen thưởng được quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng và không làm căn cứ để tính thành tích khi xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì danh hiệu được tặng cho doanh nhân không phải là hình thức khen thưởng được quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng và không làm căn cứ để tính thành tích khi xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.