Có bao nhiêu hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt?
Người cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt là gì?
Người cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt là gì? (hình từ Internet)
Theo khoản 4, 5 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
4. Người cảnh giới là cá nhân được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cảnh giới tại điểm cảnh giới.
5. Nhà cảnh giới là công trình xây dựng có mái, có tường vách để cho người cảnh giới làm việc và lắp, đặt trang thiết bị phục vụ cảnh giới.
6. Trang thiết bị phục vụ cảnh giới là những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho người cảnh giới thực hiện nhiệm vụ tại vị trí cần phải cảnh giới, bao gồm: Điện thoại (dây, máy), đèn tín hiệu, còi, cờ, biển báo, pháo hiệu, băng biển, sổ ghi chép lịch trình chạy tàu và các trang thiết bị khác cho vị trí cần cảnh giới.
Theo đó, người cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt là cá nhân được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cảnh giới tại điểm cảnh giới.
Người cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt được trang bị những thiết bị cần thiết phục vụ cho người cảnh giới thực hiện nhiệm vụ tại vị trí cần phải cảnh giới, bao gồm: Điện thoại (dây, máy), đèn tín hiệu, còi, cờ, biển báo, pháo hiệu, băng biển, sổ ghi chép lịch trình chạy tàu và các trang thiết bị khác cho vị trí cần cảnh giới.
Chính quyền địa phương tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt từ cơ quan nào?
Theo Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc cung cấp và tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới cho tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ đối với các điểm giao cắt đường bộ, đường sắt nằm trên đường sắt quốc gia cần cảnh giới.
2. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới cho tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ đối với các điểm giao cắt đường bộ, đường sắt nằm trên đường sắt chuyên dùng cần cảnh giới.
3. Chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân được giao cảnh giới tại các đường ngang, lối đi tự mở cần phải cảnh giới tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới từ các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo đó, chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân được giao cảnh giới tại các đường ngang, lối đi tự mở cần phải cảnh giới tiếp nhận thông tin hỗ trợ cảnh giới từ các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT, cụ thể:
– Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ đối với các điểm giao cắt đường bộ, đường sắt nằm trên đường sắt quốc gia cần cảnh giới.
– Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ đối với các điểm giao cắt đường bộ, đường sắt nằm trên đường sắt chuyên dùng cần cảnh giới.
Có bao nhiêu hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt?
Theo Điều 9 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới
1. Thông tin hỗ trợ cảnh giới phải được các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 cung cấp trực tiếp hoặc qua điện thoại cảnh giới, đảm bảo nhanh chóng chính xác và phải được tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới xác nhận, ghi chép vào sổ lịch trình chạy tàu đã được hướng dẫn.
2. Khi có nhà cảnh giới tại vị trí cần cảnh giới, trang thiết bị phục vụ cảnh giới được lắp đặt tại nhà cảnh giới.
3. Khi không có nhà cảnh giới tại vị trí cần cảnh giới, trang thiết bị phục vụ cảnh giới được đặt tại địa điểm do tổ chức được giao cảnh giới chỉ định.
4. Trong mọi trường hợp, vị trí để trang thiết bị phục vụ cảnh giới phải bảo đảm thuận lợi cho việc lắp đặt và an toàn thiết bị, dễ dàng cho người cảnh giới tiếp nhận thông tin.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì thông tin hỗ trợ cảnh giới phải được cung cấp trực tiếp hoặc qua điện thoại cảnh giới, đảm bảo nhanh chóng chính xác và phải được tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới xác nhận, ghi chép vào sổ lịch trình chạy tàu đã được hướng dẫn với các nội dung quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT như sau:
– Thông tin hỗ trợ cảnh giới phải được duy trì cung cấp, tiếp nhận thường xuyên, liên tục theo định kỳ hàng ngày hoặc đột xuất (nếu có).
– Nội dung cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới bao gồm thời gian, lịch trình các đoàn tàu chạy qua vị trí cần cảnh giới và các thông tin khác (nếu có) phục vụ cho công tác hỗ trợ cảnh giới.
– Mọi thông tin hỗ trợ cảnh giới đều phải được cung cấp, tiếp nhận đầy đủ, kịp thời để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.