Có bao nhiêu Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay?
Có bao nhiêu Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam?
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển thuộc hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:
a) Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
c) Đơn vị cấp cơ sở.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam cũng được quy định tại Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
b) Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
c) Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
d) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
3. Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có 04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, cụ thể:
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1;
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2;
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3;
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (Hình từ Internet)
Các Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có phạm vi quản lý vùng biển như thế nào?
Các Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có phạm vi quản lý vùng biển theo quy định tại Điều 9 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý
1. Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý vùng biển từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý vùng biển từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.
2. Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các đơn vị quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định này do Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quy định.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý vùng biển từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị;
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định;
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh;
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý vùng biển từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.
Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển Việt Nam ở cấp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có mấy loại?
Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển Việt Nam ở cấp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển gồm 02 loại theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh
1. Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển Việt Nam ở cấp Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy, Đoàn Trinh sát gồm hai loại, sử dụng vào mùa đông và mùa hè.
2. Kiểu mẫu
a) Mũ kê pi: Có đỉnh hình ô van, cạnh lồng dây thép lò xo tròn, xung quanh đỉnh mũ có viền lé 1,5 mm. Phía trước trán và vành cầu có dựng bằng nhựa. Lưỡi trai mặt trên bọc vài giả da màu đen, có gắn riềm lưỡi trai. Riềm lưỡi trai dập nổi hình hai bông lúa liền nhau, ở giữa có thắt nơ. Phía trước, trên lưỡi trai có dây coóc đông sợi kim tuyến, hai đầu dây được gắn với mũ bằng cúc mũ. Cúc mũ có hình ngôi sao năm cánh. Ở giữa cầu mũ phía trước có ô dê để đeo cảnh hiệu đường kính 36 mm, liền cành tùng kép; hai bên thành trán có hai ô dê thoát khí. Dây quai mũ ở phía trong cầu mũ có điều chỉnh tăng giảm. Băng dệt bọc ngoài cầu mũ có các đường kẻ ngang;
Màu sắc: Đỉnh mũ màu xanh tím than; thành mũ lót màu xanh dương; lót thành cầu, bọc lưỡi trai, dây quai mũ màu đen; dây coóc đông, bông lúa màu vàng;
...
Như vậy, lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển Việt Nam ở cấp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển gồm hai loại, sử dụng vào mùa đông và mùa hè.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.