Chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trang bị những kỹ năng gì cho học viên?
- Chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trang bị những kỹ năng gì cho học viên?
- Công tác tuyển sinh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được triển khai như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của học viên gồm những thành phần nào?
Chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trang bị những kỹ năng gì cho học viên?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về chương trình đào tạo như sau:
Chương trình đào tạo
1. Chương trình và tài liệu giảng dạy bảo đảm cho học viên
a) Nắm được quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến an toàn giao thông, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
b) Nắm được quy định, yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn giao thông đường bộ;
c) Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ và Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
d) Kỹ năng nghiên cứu, phân tích tài liệu, tiến hành kiểm tra hiện trường;
đ) Kỹ năng lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
...
Theo đó, chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đảm bảo cho học viên:
- Nắm được quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến an toàn giao thông, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
- Nắm được quy định, yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn giao thông đường bộ;
- Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ và Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích tài liệu, tiến hành kiểm tra hiện trường;
- Kỹ năng lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
Đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Công tác tuyển sinh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được triển khai như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về tuyển sinh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:
Tổ chức đào tạo
1. Tuyển sinh
a) Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Cơ sở kinh doanh đào tạo) thông báo tuyển sinh, yêu cầu đối với học viên, dự kiến kế hoạch, thời gian, địa điểm đào tạo của khóa học, kinh phí và các thông tin cần thiết khác;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký học tại Cơ sở kinh doanh đào tạo; hồ sơ đăng ký học của học viên theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở kinh doanh đào tạo tiếp nhận và rà soát hồ sơ; bảo đảm học viên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12c của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016).
...
Theo đó, công tác tuyển sinh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được triển khai như sau:
- Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là Cơ sở kinh doanh đào tạo) thông báo tuyển sinh, yêu cầu đối với học viên, dự kiến kế hoạch, thời gian, địa điểm đào tạo của khóa học, kinh phí và các thông tin cần thiết khác;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký học tại Cơ sở kinh doanh đào tạo; hồ sơ đăng ký học của học viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT;
- Cơ sở kinh doanh đào tạo tiếp nhận và rà soát hồ sơ; bảo đảm học viên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 12c Nghị định số 11/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 64/2016/NĐ-CP) như sau:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Có năng lực hành vi dân sự; có đủ sức khỏe;
- Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ và có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm; hoặc có trình độ từ đại học trở lên và có thời gian ít nhất 05 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ.
Hồ sơ đăng ký đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của học viên gồm những thành phần nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về tuyển sinh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:
Tổ chức đào tạo
...
2. Hồ sơ đăng ký học của học viên bao gồm:
a) Đơn đăng ký học theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh màu cỡ (4x6) cm, nền màu xanh; kiểu thẻ căn cước, chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học, hoặc sau đại học;
d) Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ, có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp học viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của học viên gồm những thành phần như sau:
- Đơn đăng ký học theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2017/TT-BGTVT;
Mẫu đơn đăng ký học thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ: TẢI VỀ
- 02 (hai) ảnh màu cỡ (4x6) cm, nền màu xanh; kiểu thẻ căn cước, chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học, hoặc sau đại học;
- Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ, có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp học viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 29/2017/TT-BGTVT.
Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.