Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được lập bao nhiêu lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và phải đảm bảo những nội dung tối thiểu nào?

Cho tôi hỏi chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được lập bao nhiêu lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh? Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự cần phải đảm bảo những nội dung tối thiểu nào? Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có được sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thi hành án không? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Hà Giang đến từ Bến Tre.

Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được lập bao nhiêu lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:

Quy định về chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự đều phải được lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán đều phải có chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp chứng minh. Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, phản ánh thông tin chính xác.
...

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, phản ánh thông tin chính xác.

Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự (Hình từ Internet)

Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự cần phải đảm bảo những nội dung tối thiểu nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định như sau:

Quy định về chứng từ kế toán
...
2. Chứng từ kế toán phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị. Đối với mẫu chứng từ đặc biệt như Séc, giấy tờ có giá phải được bảo quản và quản lý như tiền.
...

Bên cạnh đó, theo Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:

Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Như vậy, chứng từ kế toán phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán nêu trên, phù hợp với việc ghi chép kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có được sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thi hành án không?

Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định như sau:

Quy định về chứng từ kế toán
...
3. Chứng từ kế toán sao chụp
a) Chứng từ kế toán lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải là bản chính, trừ trường hợp chứng từ liên quan đến các khoản chi cưỡng chế thi hành án, chi cho hoạt động thừa phát lại và hoạt động khác do ngân sách bảo đảm theo quy định của pháp luật thì kế toán dự toán của đơn vị lưu giữ bản chính. Căn cứ chứng từ gốc, đơn vị thực hiện việc sao chụp thêm 01 bản để phục vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ thi hành án.
Ngoài ra trường hợp chứng từ chỉ có 01 bản chính mà phải lưu ở hồ sơ kế toán nghiệp vụ thi hành án và hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên, thì kế toán nghiệp vụ thi hành án lưu giữ bản chính, hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên lưu bản sao chụp.
b) Chứng từ sao chụp phải được chụp từ bản chính. Trên chứng từ kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền. Bản chứng từ sao chụp trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này có giá trị và thực hiện lưu giữ như bản chính.
4. Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thi hành án theo quy định của pháp luật về kế toán.
5. Danh mục chứng từ kế toán
Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01 “Chứng từ kế toán” kèm theo Thông tư này.
6. Ngoài chứng từ kế toán được quy định tại Thông tư này, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quy định thêm danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các cơ quan Thi hành án dân sự để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.

Như vậy, kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thi hành án theo quy định của pháp luật về kế toán.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,102 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào