Chứng quyền có bảo đảm có thể bị tạm ngừng giao dịch trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Chứng quyền có bảo đảm có thể bị tạm ngừng giao dịch trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Tổ chức phát hành phải công bố thông tin trong vòng bao lâu khi nhận được văn bản thông báo về tạm ngừng giao dịch chứng quyền có bảo đảm?
- Tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền có bảo đảm dựa trên cơ sở nào?
Chứng quyền có bảo đảm có thể bị tạm ngừng giao dịch trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 6 Điều 9 Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định về hủy niêm yết chứng quyền, tạm ngừng giao dịch như sau:
Hủy niêm yết chứng quyền, tạm ngừng giao dịch
...
5. Sau mỗi ngày giao dịch, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán về khối lượng chứng quyền đã được hoàn tất thực hiện quyền cho nhà đầu tư để Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện thủ tục hủy niêm yết.
6. Chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ số cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng tính toán;
b) Chứng khoán cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch;
c) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán;
d) Các trường hợp Sở Giao dịch chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trường hợp có sự cố hệ thống thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời gửi thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngay sau khi có quyết định tạm ngừng giao dịch.
Như vậy, theo quy định, chứng quyền có bảo đảm có thể bị tạm ngừng giao dịch trong những trường hợp sau đây:
(1) Chỉ số cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng tính toán;
(2) Chứng khoán cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch;
(3) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán;
(4) Các trường hợp Sở Giao dịch chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trường hợp có sự cố hệ thống thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời gửi thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán.
Sở Giao dịch chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngay sau khi có quyết định tạm ngừng giao dịch.
Chứng quyền có bảo đảm có thể bị tạm ngừng giao dịch trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Tổ chức phát hành phải công bố thông tin trong vòng bao lâu khi nhận được văn bản thông báo về tạm ngừng giao dịch chứng quyền có bảo đảm?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định về nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành như sau:
Nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành
...
2. Tổ chức phát hành phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Khi nhận được Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền;
b) Khi nhận được quyết định chấp thuận niêm yết hoặc quyết định thay đổi niêm yết hoặc quyết định hủy niêm yết;
c) Khi nhận được văn bản thông báo về tạm ngừng giao dịch chứng quyền, đình chỉ chào bán chứng quyền, hủy bỏ đình chỉ chào bán chứng quyền, hủy bỏ chào bán chứng quyền;
d) Khi tổ chức phát hành điều chỉnh chứng quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
đ) Khi tổ chức phát hành không đáp ứng được các điều kiện chào bán chứng quyền;
e) Quyết định thay đổi về ngân hàng lưu ký, ngân hàng bảo lãnh thanh toán (nếu có) hoặc khi nhận được thông báo ngân hàng lưu ký bị giải thể, phá sản hoặc bị kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật ngân hàng;
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức phát hành phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản thông báo về tạm ngừng giao dịch chứng quyền có bảo đảm.
Tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền có bảo đảm dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 107/2016/TT-BTC quy định như sau:
Quy định chung
1. Tên của chứng quyền không được trùng lặp hoặc gây hiểu nhầm với các loại chứng khoán khác đã phát hành, được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và kí hiệu, phát âm được và có ít nhất bốn thành tố sau đây:
a) Cụm từ “chứng quyền” kèm theo tên viết tắt của chứng khoán cơ sở và tên viết tắt của tổ chức phát hành;
b) Tên viết tắt của chứng quyền mua hoặc chứng quyền bán;
c) Tên viết tắt của thực hiện quyền kiểu châu Âu hoặc thực hiện quyền kiểu Mỹ;
d) Tên viết tắt của phương thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao chứng khoán cơ sở.
2. Tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền dựa trên chứng khoán cơ sở là chứng khoán trong danh sách chứng khoán đáp ứng điều kiện chào bán chứng quyền. Chứng khoán cơ sở của chứng quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đáp ứng tiêu chí về mức vốn hóa thị trường, mức độ thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam; chỉ số chứng khoán do Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam xây dựng hoặc phối hợp xây dựng và quản lý cùng tổ chức quốc tế sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán cơ sở là chứng khoán trong danh sách chứng khoán đáp ứng điều kiện chào bán chứng quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.