Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với pa lăng điện hiện nay được quy định như thế nào?
Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với pa lăng điện hiện nay được quy định như thế nào?
Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với pa lăng điện hiện nay được quy định theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 13:2013/BLĐTBXH như sau:
Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với pa lăng điện
4.1. Chứng nhận hợp quy đối với pa lăng điện
4.1.1. Việc chứng nhận hợp quy đối với pa lăng điện hoặc các phụ kiện của pa lăng điện sản xuất trong nước được thực hiện theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất nếu chúng được sản xuất hàng loạt; đối với pa lăng điện sản xuất đơn chiếc, việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hàng hóa (trong phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
4.1.2. Việc chứng nhận hợp quy đối với pa lăng điện hoặc các phụ kiện của pa lăng điện nhập khẩu được thực hiện theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa lô hàng hóa nếu chúng được nhập khẩu hàng loạt; nếu nhập khẩu đơn chiếc thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hàng hóa (trong phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
4.1.3. Việc chứng nhận hợp quy phải do tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với pa lăng điện
4.2.1. Pa lăng điện trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng điện phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được Cục An toàn lao động chỉ định.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với pa lăng điện:
4.2.2.1. Chu kỳ kiểm định đối với pa lăng điện là 03 năm một lần đối với pa lăng điện làm việc cố định có tần suất làm việc trung bình.
4.2.2.2. Chu kỳ kiểm định đối với pa lăng điện là 01 năm một lần đối với pa lăng điện làm việc với tần suất cao hoặc di động.
4.2.2.3. Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Theo đó, chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với pa lăng điện được thực hiện như trên.
Pa lăng điện (Hình từ Internet)
Khi có sai phạm trong việc bảo đảm an toàn lao động đối với pa lăng điện thì thanh tra, xử lý như thế nào?
Khi có sai phạm trong việc bảo đảm an toàn lao động đối với pa lăng điện thì thanh tra, xử lý theo Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 13:2013/BLĐTBXH như sau:
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
5.1. Việc thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao động thực hiện.
5.2. Việc kiểm tra chất lượng chế tạo, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng pa lăng điện được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pa lăng điện.
Như vậy, khi có sai phạm trong việc bảo đảm an toàn lao động đối với pa lăng điện thì thanh tra, xử lý như sau:
- Việc thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao động thực hiện.
- Việc kiểm tra chất lượng chế tạo, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng pa lăng điện được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pa lăng điện.
Nhãn gắn trên pa lăng điện phải có những nội dung nào?
Nhãn gắn trên pa lăng điện phải có những nội dung được quy định tại tiết 2.2.5 tiểu mục 2.2. Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 13:2013/BLĐTBXH như sau:
(1) Loại pa lăng;
(2) Mã hiệu của pa lăng;
(3) Xuất xứ;
(4) Năm sản xuất;
(5) Tải trọng nâng cho phép;
(6) Công suất làm việc động cơ;
(7) Điện áp danh định;
(8) Chiều cao nâng lớn nhất;
(9) Vận tốc nâng.
Và nhãn gắn trên pa lăng điện phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy nhất và phải bao gồm các nội dung cơ bản trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.