Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những loại nào? Thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những loại nào? Thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định ra sao? Việc đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có mấy nội dung? Câu hỏi của anh Chiến đến từ Nha Trang.

Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những loại nào?

Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những loại được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:

- Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;

- Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;

- Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.

Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 65/2019/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:

Các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm.
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm.
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.
d) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
2. Các chứng chỉ quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này được chi tiết theo nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được chi tiết theo: Bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không); bảo hiểm hàng hải; bảo hiểm hàng không.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những loại sau đây:

- Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm.

- Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm.

- Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.

- Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Tải về mẫu chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm mới nhất 2023: Tại Đây

Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những loại nào?

Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những loại nào? (Hình từ Internet)

Việc đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có mấy nội dung?

Việc đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có những nội dung được quy định tại Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:

Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Theo đó, việc đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm 04 nội dung, cụ thể:

- Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;

- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;

- Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;

- Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Trước đó, theo quy định tại tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 65/2019/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:

Đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Hình thức đào tạo:
a) Đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
b) Tự học.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm:
a) Phần kiến thức chung:
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm.
b) Phần kiến thức chuyên môn:
- Đối với chứng chỉ tư vấn bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.
- Đối với chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về quản lý rủi ro; quy trình đánh giá rủi ro.
- Đối với chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giám định tổn thất bảo hiểm.
- Đối với chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Theo đó, việc đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước gồm có:

- Phần kiến thức chung:

+ Các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm;

+ Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm.

- Phần kiến thức chuyên môn:

+ Đối với chứng chỉ tư vấn bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.

+ Đối với chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về quản lý rủi ro; quy trình đánh giá rủi ro.

+ Đối với chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giám định tổn thất bảo hiểm.

+ Đối với chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định ra sao?

Thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định tại Điều 13 Thông tư 69/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến qua Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ trước ngày thi tối thiểu 10 ngày. Thí sinh đăng ký dự thi qua cơ sở đào tạo; cơ sở đào tạo đăng ký danh sách thí sinh theo các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ và nộp chi phí dự thi.
2. Thông tin đăng ký dự thi bao gồm:
a) Thông tin cá nhân của thí sinh (bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu);
b) Tên kỳ thi chứng chỉ (chi tiết đối với từng loại chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm);
c) Loại chứng chỉ đăng ký thi (đối với chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm);
d) Ngày thi, địa điểm thi;
đ) Các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi.
3. Trước ngày thi 03 ngày làm việc, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo danh sách thí sinh dự thi trên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ (đối với các trường hợp đã nộp đủ hồ sơ và chi phí dự thi).

Trước đây, căn cứ Điều 6 Thông tư 65/2019/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định như sau:

Thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Trung tâm tại địa chỉ: https://irt.mof.gov.vn trước ngày thi tối thiểu 10 ngày.
Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm đăng ký cho các thí sinh là học viên của cơ sở đào tạo. Các thí sinh tự do đăng ký dự thi trực tiếp với Trung tâm. Hồ sơ đăng ký dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Thông tin cá nhân của thí sinh;
b) Tên kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;
c) Loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm dự kiến đăng ký thi;
d) Ngày thi, địa điểm thi;
đ) Các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi.
3. Chi phí dự thi:
Thí sinh có trách nhiệm nộp chi phí dự thi. Mức chi phí dự thi do Trung tâm thông báo. Các thí sinh do cơ sở đào tạo đăng ký dự thi nộp chi phí dự thi qua cơ sở đào tạo để nộp cho Trung tâm, các thí sinh tự do nộp chi phí dự thi trực tiếp cho Trung tâm.
4. Trước ngày thi 03 ngày làm việc, Trung tâm thông báo danh sách thí sinh dự thi trên trang thông tin điện tử của Trung tâm (đối với các trường hợp đã nộp đủ hồ sơ và chi phí dự thi).

Như vậy, thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,419 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào