Chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài để xin miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ gồm những loại chứng chỉ nào?
Chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài để xin miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ gồm những loại chứng chỉ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT) có quy định về đối tượng miễn thi môn ngoại ngữ như sau:
Miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT
1. Đối tượng miễn thi:
a) Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
b) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ được quy định tại phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ GDĐT công nhận tương đương với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (đạt từ bậc 3 trở lên). Chứng chỉ ngoại ngữ phải có giá trị sử dụng đến ngày làm thủ tục dự thi.
...
Từ quy định trên thì có thể thấy thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT có thể sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT để xin miễn thi môn ngoại ngữ.
Ngoài ra, thi sinh còn có thể sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ GDĐT công nhận tương đương với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (đạt từ bậc 3 trở lên) để xin miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Lưu ý: Những chứng chỉ ngoại ngữ dùng để xin miễn thi môn ngoại ngữ phải có giá trị sử dụng đến ngày làm thủ tục dự thi.
* Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ để xin miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn thi bài thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT bao gồm:
* Đối với môn tiếng Anh:
(1) Chứng chỉ do Educational Testing Service (ETS) cấp:
- TOEFL ITP 450 điểm
- TOEFL iBT 45 điểm
- TOEIC (4 kỹ năng) Nghe: 275; Đọc: 275; Nói: 120; Viết: 120
(2) Chứng chỉ do British Council (BC); International Development Program (IDP) Cấp: IELTS 4.0 điểm
(3) Chứng chỉ do Cambridge Assessment English cấp:
- B1 Preliminary
- B1 Business Preliminary
- B1 Linguaskill
(4) Chứng chỉ do British Council (BC) cấp: Aptis ESOL B1
(5) Chứng chỉ do Pearson cấp: Pearson English International Certificate (PEIC) Level 2.
(6) Chứng chỉ do các đơn vị tổ chức thi theo quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hiện hành cấp: chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Bậc 3.
* Đối với môn tiếng Nga: chứng chỉ TORFL cấp độ 1 do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi) caaso.
* Đối với tiếng Pháp: các chứng chỉ do Trrung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques - CIEP) hoặc Cơ quan Giáo dục Quốc tế Pháp (France Education International - FEI) cấp:
- TCF 300 điểm
- DELF B1
* Đối với tiếng Trung Quốc:
(1) Chứng chỉ HSKN cáp độ 3 do:
- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Han Ban) cấ\p;
- Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese) cấp;
- Tổng bộ Viện Khổng tử (Trung Quốc) cấp;
- Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài (Center for Language Education and Cooperation”) cấp.
(2) Chứng chỉ TOCFL cấp độ 3 do Ủy ban công tác thúc đẩy Kỳ thi đánh giá năng lực Hoa ngữ quốc gia (Steering Committee for the Test of Proficiency -Huayu) cấp.
* Đối với tiếng Đức: Các chứng chỉ do Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA) cấp:
- Goethe-Zertifikat B1
- Deutsches Sprachdiplom (DSD) B1
- Zertifikat B1
* Đối với tiếng Nhật: Chứng chỉ JLPT cấp độ N3 do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) cấp.
Chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài để xin miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ gồm những loại chứng chỉ nào? (Hình từ Internet)
Bài thi môn ngoại ngữ thuộc nhóm bài thi gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Bài thi
...
Tổ chức thi 05 (năm) bài thi, gồm: 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 (một) bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Theo quy định trên thì bài thi môn ngoại ngữ thuộc nhóm 03 bài thi độc lập, trong đó bao gồm: Toán - Ngữ văn - Ngoại ngữ.
Hình thức thi đối với bài thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi
1. Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
2. Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
3. Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).
4. Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.
Như vậy, bài thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là bài thi dạng trắc nghiệm. Thời gian làm bài đối với môn ngoại ngữ là 60 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.