Chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quy định như thế nào?

Chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở như thế nào? Và công đoàn cơ sở có những chức năng, nhiệm vụ gì?

Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở như sau:

Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở theo Điều 14
12.1. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở
a. Nơi chưa có công đoàn cơ sở người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động.
b. Trong quá trình ban vận động tiến hành vận động người lao động gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.
c. Khi có 05 người trở lên (gồm người lao động đang là đoàn viên công đoàn và người lao động có đơn gia nhập công đoàn) tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
12.2. Đại hội thành lập công đoàn cơ sở
a. Thành phần dự đại hội gồm:
- Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
- Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có) cùng dự, chứng kiến đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
b. Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.
c. Nội dung đại hội thành lập công đoàn cơ sở gồm:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
- Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
- Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
....
d. Việc bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín, theo Mục 8 của Hướng dẫn này. Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
...
12.3. Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập
a. Tổ chức họp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập để bầu ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn (nếu đủ điều kiện). Quá trình chuẩn bị cần liên hệ công đoàn cấp trên để được hướng dẫn.
b. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận, gồm có:
...

Theo đó, trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở được quy định tại Mục 12 nêu trên.

Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở (Hình từ Internet)

Tải trọn bộ các văn bản về công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hiện hành: Tải về

Chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
1. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
2. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
3. Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
5. Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
...

Theo đó, chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở được quy định tại Điều 15 nêu trên. Một trong những chức năng nhiệm vụ của công đoàn cơ sở là đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
a. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
b. Hướng dẫn, hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chủ trương, nghị quyết của công đoàn; tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
c. Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoặc đại diện cho đoàn viên và người lao động tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
d. Chỉ đạo phát triển và quản lý đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm.
...

Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

95,110 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào