Chức năng của Cục Kiểm lâm là gì? Cục Kiểm lâm có những đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Cục Kiểm lâm. Cho tôi hỏi chức năng của Cục Kiểm lâm là gì? Cục Kiểm lâm có những đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc nào? Câu hỏi của anh N.T.L ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chức năng của Cục Kiểm lâm là gì?

Cục Kiểm lâm có những chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:

Vị trí và chức năng
1. Cục Kiểm lâm là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Lâm nghiệp thành Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp.
Cục Kiểm lâm thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Kiểm lâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục Kiểm lâm đặt tại thành phố Hà Nội.

Theo quy định trên, Cục Kiểm lâm thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng.

Đồng thời đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Cục Kiểm lâm (Hình từ Internet)

Cục Kiểm lâm (Hình từ Internet)

Cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ nào?

Cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, quản lý lâm sản; chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; chế độ, chính sách đối với kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; một số nhiệm vụ khác thuộc phạm vi quản lý của Cục và theo phân công của Bộ trưởng;
b) Kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; cơ chế, chính sách và các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, phương án thuộc phạm vi quản lý của Cục và theo phân công của Bộ trưởng;
c) Phương án tổ chức huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các bộ, ngành, địa phương để kịp thời ngăn chặn các vụ phá rừng trái pháp luật; chữa cháy rừng; phòng chống sinh vật hại rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và thương mại lâm sản trái pháp luật.
2. Tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
5. Về bảo vệ rừng
a) Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành văn bản tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ rừng; chế độ bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; kiểm soát, ngăn chặn xử lý hành vi săn bắt, tàng trữ, vận chuyển, mua, bán trái pháp luật động vật rừng, thực vật rừng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và quản lý lâm sản; hoạt động gây nuôi, trồng cấy động vật rừng, thực vật rừng;
c) Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong dự báo, cảnh báo, phòng, trừ sinh vật hại rừng;
d) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về bảo vệ rừng.
...
20. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
21. Về quản lý tổ chức hoạt động dịch vụ công
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.

Theo đó, Cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Cục Kiểm lâm có những đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc nào?

Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 thì Cục Kiểm lâm có những đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sau:

+ Vườn quốc gia Tam Đảo.

+ Vườn quốc gia Ba Vì.

+ Vườn quốc gia Cúc Phương.

+ Vườn quốc gia Bạch Mã.

+ Vườn quốc gia Cát Tiên.

+ Vườn quốc gia YokDon.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,040 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào