Chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan nào theo quy định?
Chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan nào?
Vị trí, chức trách của chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
1. Vị trí, chức trách: Chức danh Tổng Cục trưởng là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ và là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục.
...
Căn cứ quy định nêu trên thì chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Tài chính.
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nước.
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ như thế nào?
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ được căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Kho bạc Nhà nước để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống đối với chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước như nào?
Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống đối với chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chung.
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống: Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài. Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng; có tinh thần đoàn kết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.
...
Như vậy, tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống đối với chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước gồm có:
- Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
- Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài.
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng; có tinh thần đoàn kết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.